An Giang hỗ trợ gần 21 tỷ đồng cho người bán vé số lưu động
(LĐXH)- Tính đến nay, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình UBND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 13.978 người bán vé số lưu động tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố với kinh phí thực hiện là 20,967 tỷ đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến cuối tháng 7, tỉnh An Giang có 13.978 người bán vé số lưu động được xem xét đề nghị hỗ trợ với tổng kinh phí gần 21 tỷ đồng.
Đến nay, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 03 địa phương với tổng số là 2770 người, kính phí hỗ trợ 4,155 tỷ đồng. Cụ thể, gồm: thành phố Châu Đốc 653 người, số tiền 979,5 triệu đồng; huyện Tịnh Biên 706 người, kinh phí 1,059 tỷ đồng; thị xã Tân Châu 1.411 người, số tiền hơn 2,116 tỷ đồng.
Tỉnh An Giang đã có 13.978 người bán vé số lưu động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
Về kết quả hỗ trợ nhóm đối tượng là người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, theo báo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang, tỉnh đã tiếp nhận 01 hồ sơ của Công ty Vận tải An Giang với 44 lao động (trong đó có 05 lao động nữ đang nuôi con dưới 06 tuổi), dự kiến tổng số tiền hỗ trợ ước tính 147,835 triệu đồng.
Tính đến ngày 30/7/2021, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh An Giang đã giải ngân cho Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (87 lao động) trên 454 triệu đồng; Công ty TNHH MTV Vân Việt Long (4 lao động) trên 41 triệu đồng. Dự kiến, trong tháng 8/2021, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh sẽ tiếp tục ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho hơn10 doanh nghiệp (khoảng 1.000 lao động) với số tiền giải ngân từ 5 - 7 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh, An Giang có 1.445 đơn vị doanh nghiệp với 59.581 lao động được giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tương đương với số tiền tạm tính hơn 18 tỷ đồng (giảm mức đóng 12 tháng, từ ngày 1/7/2021 đến 30/6/2022).
Để hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh An Giang đã có 100% huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện mô hình “cửa hàng 0 đồng”, “chuyến xe 0 đồng” và “quầy hàng 0 đồng” với 146 địa điểm ở xã, phường, trị trấn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, các của hàng, quầy hàng tập trung chủ yếu những mặt hàng thiết yếu như: gạo, mì gói, rau, củ quả, nước tương, bột ngọt, dầu ăn, hột gà, hột vịt, khẩu trang, quần áo…
Đến nay, đã hỗ trợ trên 76.388 lượt hộ dân, với giá trị trên 9,711 tỷ đồng. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng đã đã hỗ trợ cho trên 68.545 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn… với tổng số hơn 47,149 tỷ đồng (bao gồm tiền mặt và hàng hóa quy ra tiền). Qua đó đã góp phần giúp các hộ dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
59.581 lao động ở An Giang được giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Riêng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang (tính từ ngày 26 - 30/7/2021), đã tổ chức đoàn kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ 100 thùng mỳ tại Cở sở Điều trị cai nghiện ma túy tỉnh; đồng thời, vận động UBND huyện Tri Tôn hỗ trợ 100 thùng mỳ cho viên chức, người lao động đang công tác tại cơ sở; vận động doanh nghiệp Siêu thị Tứ Sơn hỗ trợ 300 hộp sữa cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
Có thể thấy, để đạt được những kết quả nêu trên, ngay sau khi có Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, UBND tỉnh An Giang đã kịp thời ban hành kế hoạch triển khai gói hỗ trợ. Hệ thống chính trị trong tỉnh, nhất là các địa phương đã và đang khẩn trương vào cuộc phối hợp rà soát, lập danh sách để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình UBND tỉnh phê duyệt để chi hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Đặc biệt, đối với lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác, để đảm bảo chính xác, không bỏ sót, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội An Giang đã phối hợp Sở Tài chính, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức tiền hỗ trợ, trình UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Bên cạnh đó, đối với nhóm đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các trường hợp khó khăn khác ngoài gói hỗ trợ, cùng với nhiều cách làm hay từ các địa phương, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thống nhất cùng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang phối hợp vận động các nguồn lực xã hội hóa để kịp thời hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm đến người dân.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội tổ chức hội nghị người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2025
22-01-2025 21:15 59
-
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên thế giới vẫn ở mức cao
22-01-2025 09:07 12
-
Thưởng Tết và lương tháng 13 có được miễn thuế TNCN?
21-01-2025 14:54 48
- Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan: Thêm nhiều chính sách cho lao động kỹ năng đặc định làm việc tại tỉnh Mie (Nhật Bản)
- Năm 2025: Định hướng và giải pháp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Vĩnh Long tong thực hiện nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp
- Vĩnh Long: Thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền hướng dẫn chính sách Bảo hiểm thất nghiệp
-
Diễn đàn hợp tác lao động Việt Nam - Phần Lan
13-01-2025 16:33 35
-
Kiếm hàng nghìn USD nhờ bán video cho các công ty AI
13-01-2025 13:46 14
-
Ký kết hợp tác về dịch chuyển chuyên gia, lao động có kỹ năng nghề giữa Việt Nam và Phần Lan
13-01-2025 12:56 46
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31