An Giang: Thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vị trí vai trò của phụ nữ
(LĐXH) - Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh An Giang luôn quan tâm đẩy mạnh các hoạt động bình đẳng giới (BĐG), vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBPN), tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy trình độ, năng lực, tham gia vào các lĩnh vực của đời sống, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với công tác BĐG, VSTBPN trên địa bàn tỉnh; triển khai Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; thực hiện công tác BĐG và VSTBPN hàng năm; triển khai Chiến lược Quốc gia về BĐG giai đoạn 2021 - 2025... Năm 2023, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên, Ban VSTBPN và BĐG tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện, trong đó có Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 02/02/2023 của UBND tỉnh An Giang về việc thực hiện công tác VSTBPN và BĐG năm 2023. Ngoài ra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (là cơ quan thường trực của Ban VSTBPN và BĐG tỉnh) chủ động đề xuất phối hợp các thành viên của Ban VSTBPN và BĐG tỉnh ký các kế hoạch phối hợp để thực hiện công tác BĐG, VSTBPN năm 2023. Bên cạnh đó các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, công văn,… thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu VSTBPN, BĐG và lồng ghép các nội dung vào kế hoạch chung của ngành tại đơn vị, địa phương.
tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác BĐG và VSTBPN năm 2022
Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cũng có sự phối hợp chặt chẽ trong triển khai hoạt động. Các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hoạt động tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, người làm công tác BĐG và người dân trong cộng đồng. Kết quả trong 6 tháng đầu năm 2023, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tổ chức 780 buổi tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, người làm công tác BĐG và người dân với sự tham dự của hơn 25 ngàn lượt người. Ban VSTBPN tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới” trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang 05 chuyên mục/năm (ngày chủ nhật tuần thứ 2 của tháng), nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSTBPN và BĐG trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng nội dung chú trọng việc tuyên truyền về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng định kiến giới, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có vấn đề xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban VSTBPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác cán bộ nữ thông qua các hoạt động, như: Rà soát, đánh giá tình hình cán bộ nữ; tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nữ lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về BĐG trong lĩnh vực chính trị nhằm nâng cao nhận thức, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân về BĐG và vai trò của phụ nữ trong tham gia lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm cử nữ công chức, viên chức tiềm năng tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị. Đến nay, tổng số cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương các cấp là 2.302 người, trong đó nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý chính quyền địa phương các cấp là 584 người.
Tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng, dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em; những ứng dụng, trang thông tin truyền thông; địa chỉ, dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em: Ngôi nhà an toàn, địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh... Ngoài ra, đường dây nóng 18008077, Tổng trẻ em 111 Trung tâm Công tác Xã hội - Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh An Giang kết nối bảo vệ, hỗ trợ tiếp nhận thông tin về mua bán phụ nữ và phòng chống bạo lực gia đình.
Mặc dù các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đều xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động VSTBPN và BĐG, nhưng công tác BĐG, VSTBPN trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, như: Một số đơn vị, địa phương còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm lồng ghép vào trong các hoạt động để đạt được hiệu quả mong muốn; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BĐG đã được đẩy mạnh tuy nhiên chưa sâu còn hạn chế về tài liệu, ngôn ngữ đối với một bộ phận người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo; Công tác kiểm tra hoạt động VSTBPN và BĐG chưa được duy trì thường xuyên. Bên cạnh đó, đội ngũ người làm công tác VSTBPN và BĐG tại các sở, ban, ngành, địa phương thường xuyên thay đổi và phần lớn kiêm nhiệm nên hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm trong triển khai thực hiện và tham mưu công tác BĐG tại các địa phương.
Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm 2023, trong những tháng cuối năm, các cơ quan, ban ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai, thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025, Chương trình truyền thông về BĐG đến năm 2030 và các chương trình, đề án có liên quan. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về BĐG; đẩy mạnh truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về BĐG, VSTBPN và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2021-2030 và chương trình…
Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Tháng hành động Vì BĐG và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 hiệu quả, sáng tạo, phù hợp điều kiện, tình hình cụ thể của bộ, ngành, địa phương. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về BĐG. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới; kịp thời xác minh, báo cáo những vấn đề, vụ việc liên quan đến công tác bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp giải quyết…/.
Minh Hưng
Từ khóa:
-
Hiệu quả Mô hình “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”
22-12-2024 17:40 41
-
Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giảm nghèo ở Vĩnh Châu
19-12-2024 16:47 02
-
Vĩnh Châu: Truyền thông hiệu quả, giảm nghèo bền vững
18-12-2024 15:31 08
-
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
05-12-2024 16:34 56
-
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
20-11-2024 15:52 22
-
Nam Định phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 1,5% vào cuối năm 2025
17-12-2024 14:23 00
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00