An Giang tích cực thực hiện công tác bình đẳng giới
(LĐXH)-Xác định công tác bình đẳng giới (BĐG) vì sự tiến bộ của phụ nữ là một nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể các cấp trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, phong phú, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ vươn lên trong học tập, lao động, công tác, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tích cực tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Ngay từ đầu năm 2021, cùng với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, cơ quan Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới tỉnh An Giang (VSTBPN và BĐG tỉnh) đã phối hợp triển khai thực hiện công tác VSTBPN và BĐG với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan.
Theo đó, các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã chủ động xây dựng và triển khai các Chương trình, Kế hoạch, công văn,… thực hiện công tác VSTBPN và BĐG tại đơn vị, địa phương.
Cụ thể, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Hôn nhân - gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình...
Cùng với đó, Ban VSTBPN và BĐG tỉnh cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức 15 buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới cho học sinh trong các Trường THCS trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới cho công nhân lao động và tuyên truyền pháp luật bình đẳng giới cho người lao động, chủ động nghiệp,… Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh xây dựng kế hoạch mở 06 lớp tuyên truyền tại các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và Tân Châu, đối tượng là chức sắc trong tôn giáo, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa tỉnh. Phối hợp với: Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, Báo An Giang, Ban VSTBPN và BĐG cấp huyện, Trường Đại học An Giang thường xuyên tuyên truyền phát sóng các chương trình, tăng cường tin bài, phóng sự, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về VSTBPN và BĐG trên mạng xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung chú trọng việc tuyên truyền về về Luật Bình đẳng giới; lồng ghép giới; giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng kiến thức về giới và bình đẳng giới, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đẩy lùi tư tưởng định kiến giới, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em. Tiếp tục duy trì, củng cố hoạt động mô hình Câu lạc bộ Bình đẳng giới tại Trường.
Công tác cán bộ nữ cũng được quan tâm. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, các ngành chú trọng hơn từ khâu quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến khâu bố trí, đề bạt cán bộ nữ nhất là cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số. Đội ngũ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị nhất là cấp phó phòng khá dồi dào và có triển vọng phát triển tốt. Đặc biệt, năm 2021, Ban VSTBPN và BĐG tỉnh đã Phối hợp Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang tổ chức Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng cho nữ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026 được phát trực tiếp và phát lại trên Đài phát thanh - Truyền hình, Đài Phát thanh các cấp. Ban cũng phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức truyền thông trực tiếp trong cộng đồng tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 với 22 cuộc cho 1.100 người là hội viên, phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới và chỉ tiêu đạt tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh có 8/49 người là nữ (chiếm tỷ 16,3%), Đại biểu Quốc hội có 02/9 người là nữ (chiếm tỷ lệ 22,22%), Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 11/61 người là nữ (chiếm tỷ lệ 18,03%), Hội đồng nhân dân cấp huyện có 94/373 người là nữ (chiếm tỷ lệ 25,20%), Hội đồng nhân dân cấp xã có 1.141/4.060 người là nữ (chiếm tỷ lệ 28,10%).
Thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, trong 6 tháng đầu năm 2021, An Giang tiếp tục duy trì các mô hình “Ngăn ngừa giảm thiểu tác hại của của bạo lực trên cơ sở giới” tại huyện Chợ Mới, An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên nhằm hạn chế tình trạng bạo lực xảy ra, nâng cao ý thức về bình đẳng giới, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ và bình đẳng. Trong năm 2021, sẽ nhân rộng thêm 08 Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh ở các xã nông thôn mới theo lộ trình tại các huyện Chợ Mới, Phú Tân, Châu Phú, Châu Thành và Tân Châu. Đến nay, toàn tỉnh có 62 mô hình Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh.
Ban VSTBPN và BĐG tỉnh phối hợp với Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh hướng dẫn, củng cố duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại các xã, phường, thị trấn. Đến nay đã duy trì và nhân rộng được 641 CLB Gia đình phát triển bền vững, 575 nhóm phòng chống bạo lực gia đình và 394 địa chỉ tin cậy cộng đồng. Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện, thị xã, thành phố có quy mô từ 25-35 người/câu lạc bộ, ngày càng được nâng cao chất lượng hoạt động với việc tổ chức sinh hoạt định kỳ.
Cùng với đó, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, nhất là bạo lực với phụ nữ, trẻ em gái và vấn đề xâm hại trên địa bàn tỉnh An Giang; Hội Liên hiệp phụ nữ 11 huyện, thị xã, thành đã ký kết chương trình phối hợp với các ngành liên quan thực hiện công tác “Bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” giai đoạn 2019 - 2021; các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức 178 hoạt động truyền thông , 05 lớp tập huấn, 02 buổi hội thảo, hội thi, 12 buổi tọa đàm, 17 diễn đàn, xây dựng 01 Đề tài khoa học... với các chủ đề có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Qua đó, thành lập 12 mô hình thiết thực với tên gọi khác nhau để thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, các cấp Hội trong việc đảm bảo an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Bên cạnh việc duy trì, nhân rộng và nâng cao chất lượng hoạt động 272 “Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng” của tổ chức Hội LHPN tại 138 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, Hội LHPN các cấp còn phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện mô hình “Nhà tạm lánh cộng đồng”; “Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Câu lạc bộ phòng, chống bạo lực gia đình”...; Tuyên truyền đường dây nóng bảo vệ trẻ em với đầu số “111” - Tổng đài quốc gia.
Có thể nói, trong 6 tháng đầu năm 2021, công tác VSTBPN và BĐG các cấp, các ngành được củng cố, kiện toàn. Nhận thức của bản thân phụ nữ về vai trò, vị trí trong gia đình và xã hội đã có nhiều tiến bộ, nhất là nữ cán bộ, công chức, viên chức, nữ doanh nhân, nữ trí thức, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ. Ngày nay có nhiều phụ nữ nỗ lực, tự tin vươn lên, khẳng định mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên.
Trong 6 tháng cuối năm, tỉnh An Giang sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn nữa Kế hoạch hoạt động VSTBPN và BĐG năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Ban VSTBPN và BĐG tỉnh sẽ phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan tổ chức tuyên truyền pháp luật về công tác VSTBPN và BĐG trong cộng đồng. Tổ chức tập huấn kỹ năng tham vấn cho cán bộ thực hiện mô hình Địa chỉ tin cậy - Nhà tạm lánh. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động Ban VSTBPN và BĐG cấp huyện, các doanh nghiệp,...
Mỹ Hạnh
Từ khóa:
-
Chợ hoa mỗi năm chỉ họp một lần: Đông khách ngắm, vắng người mua
23-01-2025 16:42 59
-
Cảnh giác chiêu lừa giả danh nhân viên đăng kiểm
23-01-2025 14:35 19
-
Cha mẹ mất sớm, anh trai tật nguyền giúp em gái đến trường
23-01-2025 07:32 54
-
Hà Nội: Tàu điện trên cao cũng chen chúc
22-01-2025 09:30 59
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31