Anh Liều Lý Cỏng chăm sóc đàn dê của gia đình
Anh Liều Lý Cỏng (dân tộc Hoa), ấp Bảo Bình, xã Bảo Bình, huyện Cẩm Mỹ chia sẻ: Anh bị khuyết tật từ nhỏ, đôi chân rất yếu nên đi lại gặp nhiều khó khó khăn. Trước kia công việc kiếm tiền bên ngoài đều do một mình vợ anh đảm đương. Một mình vợ đi làm thuê, làm mướn kiếm tiền nuôi con, nuôi chồng nên hoàn cảnh gia đình anh luôn thiếu trước, hụt sau. Thấy gia cảnh vợ chồng nhà anh quá khó khăn, năm 2018 cán bộ ấp Bảo Bình mới có đơn đề nghị lên xã để xin hỗ trợ cho gia đình anh có vốn nuôi dê. Không ngời chỉ thời gian ngắn khi nhận được đơn, Chương trình Giảm nghèo của huyện đã xét duyệt và hỗ trợ cho gia đình anh 4 con dê (3 con cái và 1 con đực) để nuôi phát triển kinh tế. “Do chăm chỉ, thực hiện đúng kỹ thuật được học vào việc chăm sóc đàn dê thịt và dê sinh sản, đến nay gia đình nhà tôi đã có của ăn, của để”: anh Liều Lý Cỏng chia sẻ
“Trước khi được xét duyệt hỗ trợ dê giống, gia đình tôi và một số hộ dân của địa phương được cán bộ của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Cẩm Mỹ cho đi thăm quan, khảo sát các mô hình nuôi dê hiệu quả trong tỉnh Đồng Nai và tham gia lớp tập huấn tập kỹ thuật trồng chọn và chăn nuôi. Qua kiến thức học được, gia đình đã đồng ý tham gia dự án nuôi dê của Chương trình Giảm nghèo của huyện. Khi đó, gia đình đã tự làm chuồn trại cho dê. Cán bộ ấp, cán bộ xã, cán bộ huyện tới kiểm tra, đạt chuẩn theo quy định cho nhận dê về nuôi”: anh Cỏng tâm sự.
“Từ ngày được nhận 4 con dê làm vốn phát triển kinh tế vợ chồng tôi rất mừng, bảo nhau cố gắng chăm sóc thật tốt cho chúng. Hằng ngày hai vợ chồng cùng nhau đi cắt cỏ ở rừng về cho dê ăn không tốn tiền lại lớn nhanh”: anh Cỏng nói.
Thấy nuôi dê không khó lại nhanh hòa vốn, có lãi cao. Chỉ sau vài năm, vợ chồng anh Cỏng đã bàn nhau vay vốn từ Ngân hàng Chính sách huyện Cẩm Mỹ để phát triển tiếp đàn dê. Đến nay đàn dê của gia đình anh đã có đủ loại, với hơn 30 dê sinh sản và 20 con dê thịt. Mỗi năm hộ gia đình nhà anh Cỏng xuất bán được khoảng 40 con dê thịt. Chỉ tính riêng tiền bán dê thịt, đã trừ hết chi phí thì mỗi năm hộ gia anh Cỏng cũng thu về được hơn 50 triệu đồng.
“Hiện cỏ trong khu vườn gia đình nhà tôi chỉ cung cấp đủ cho hơn 30 – 40 con dê trưởng thành ăn mỗi ngày. Tăng thêm được đàn dê như hiện nay gia đình tôi cũng phải mua thêm cám cho dê con ăn thêm. Ăn cám dê lớn nhanh nhưng chi phí cao lãi không nhiều. Trong tương lai gia đình tôi sẽ tìm thuê thêm đất của người dân bỏ hoang không canh tác quanh vùng để trồng tiếp tục trồng thêm cỏ cho dê ăn. Khi đó, cám chỉ để nuôi dê khi còn nhỏ và vỗ béo cho đàn dê thịt tiền lãi từ bán dê sẽ tăng cao hơn”: anh nông dân Liều Lý Cỏng cho hay khi chia tay với chúng tôi để đi cho dê ăn.
Giai đoạt 2016- 2020 xã Bảo Bình được chọn tham gia 02 dự án của Chương trình Giảm nghèo của huyện. Cả hai dự án đều phát triển mô hình nuôi dê. Khi tham gia dự án, các hộ nghèo và hộ cận nghèo (trong đó có nhiều hộ dân tộc thiểu số) được tham dự lớp tập huấn về kiến thức chăn nuôi dê do huyện tổ chức. Đến nay nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo từ mô hình nuôi dê này. Một số hộ thấy mô hình nuôi dê hiệu quả đã vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách huyện tiếp tục mở rộng chuồng trại để nuôi dê, phát triển kinh tế gia đình, ông Lý Ngọc Sơn, cán bộ giảm nghèo của xã Bảo Bình cho biết.
Đăng Hải
-
Trà Vinh chú trọng thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
22-12-2024 19:23 06
-
Hiệu quả Mô hình “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”
22-12-2024 17:40 41
-
Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giảm nghèo ở Vĩnh Châu
19-12-2024 16:47 02
-
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
19-12-2024 09:53 59
-
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
05-12-2024 16:34 56
-
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
20-11-2024 15:52 22