Bắc Giang: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững
(LĐXH) - Thực hiện Dự án Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tỉnh Bắc Giang đã xác định là một trong những giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo một cách hiệu quả, bền vững.
Tỉnh Bắc Giang đang tập trung đầu tư cơ sở vật chất các cơ sở GDNN nhằm thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, qua đó góp phần vào công tác giảm nghèo
Theo báo cáo từ Sở Lao động – TBXH tỉnh, thực hiện Tiểu dự án 1. Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn, trong giai đoạn 2021-2023, tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2023 là 51.190 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển là 5.000 triệu đồng và vốn sự nghiệp là 46.190 triệu đồng). Tính đến ngày 15/4/2023, tỉnh đã giải ngân 8.329,07 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn đầu tư dùng để cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang là 4.400 triệu đồng và xây dựng Trường Cao đẳng miền núi Bắc Giang là 600 triệu đồng.
Về nguồn vốn sự nghiệp, tổng nguồn vốn sự nghiệp UBND tỉnh phân bổ cho UBND các huyện, thành phố để hỗ trợ đào tạo nghề cho các đối tượng thuộc Tiểu dự án 1 Quyết định số 90/QĐ-TTg là 25.890 triệu đồng. Tính đến 15/4/2023, UBND các huyện, thành phố đã đào tạo nghề cho 2.267 người lao động (Sơ cấp 1.055 người; đào tạo thường xuyên là 1.212 người). Tổng kinh phí giải ngân là 7.886 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cũng tăng cường mua sắm trang thiết bị đào tạo; hỗ trợ sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đào tạo các cơ sở GDNN công lập. Tổng nguồn vốn sự nghiệp UBND tỉnh bố trí phân cho các cơ sở GDNN để mua sắm trang thiết bị đào tạo và hỗ trợ sửa chữa tài sản, trang thiết bị, phương tiện đào tạo các cơ sở GDNN công lập thuộc Tiểu dự án 1 Quyết định số 90/QĐ- TTg là 18.000 triệu đồng, trong đó: Trường Cao đẳng miền núi Bắc Giang mua sắm trang thiết bị đào tạo là 7.000 triệu đồng. Hiện nay, nhà trường đang thực hiện quy trình mua sắm trang thiết bị đào tạo theo quy định.
Sở Giáo dục và Đào tạo giao chi tiết cho các Trung tâm GDNN-GDTX huyện Lục Ngạn, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Hiệp Hoà và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Dũng tổng kinh phí là 11.000 triệu đồng, nguồn vốn mới được UBND tỉnh giao năm 2023 nên chưa thực hiện giải ngân.
Song song với đó, Sở Lao động - TBXH cũng đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, tập huấn cho cán bộ nhà giáo về xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng thuộc lĩnh vực GDNN. Tổng kinh phí giải ngân đến 15/4/2023 là 442,84 triệu đồng. Năm 2023, đang thực hiện triển khai, dự kiến đến 31/12/2023 hoàn thành 100% kế hoạch.
Thực hiện Tiểu dự án 2. Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong giai đoạn 2021-2023, tỉnh Bắc Giang được hỗ trợ từ ngân sách trung ương 344 triệu đồng.
Đối với Tiểu dự án 3. Hỗ trợ việc làm bền vững, tổng kinh phí giai đoạn 2021-2023 được ngân sách trung ương phân bổ là 16.397 triệu đồng (vốn đầu tư phát triển 4.570 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 11.827 triệu đồng). Tỉnh đang tập trung thực hiện thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia hoạt động giao dịch việc làm; In và cấp phát 32.400 tờ rơi đến tay người lao động, phối hợp sản xuất và phát sóng 03 phóng sự truyền hình; Tổ chức 03 ngày hội việc làm tại 3 huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế tư vấn trực tiếp cho 3.000 lao động có nhu cầu tìm việc; In và cấp phát 3.000 cuối sổ tay hướng dẫn về việc làm, thị trường lao động. Năm 2023 đang thực hiện triển khai, dự kiến đến 31/12/2023 hoàn thành 100% kế hoạch.
Huyện Yên Dũng được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động. Ông Nguyễn Văn Vy, Trưởng phòng Lao động - TBXH huyện Yên Dũng cho biết: Triển khai thực hiện nội dung phát triển GDNN vùng nghèo, vùng khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, ngay sau khi Sở Lao động - TBXH có văn bản hướng dẫn, UBND huyện đã ban hành kế hoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, đơn vị. Huyện đã lựa chọn được 2 đơn vị đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo nghề là Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Dũng và Công ty TNHH một thành viên Chung Nga. Tổng số lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người lao động có thu nhập thấp được đào tạo năm 2022 là 150 người. Trong đó 1 lớp học nghề May công nghiệp, 1 lớp học nghề Điện dân dụng và 3 lớp học nghề Nuôi và phòng trừ bệnh cho gia cầm (mỗi lớp có 30 học viên).
Trên cơ sở kết quả đạt được, để tiếp tục hỗ trợ việc làm bền vững giúp người nghèo vươn lên, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tập trung đổi mới và tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm theo hướng tiếp cận đến người dân và người lao động; kết nối và trợ giúp lao động nghèo tìm kiếm việc làm ổn định thông qua xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các khu cụm công nghiệp; Phát triển thị trường lao động và đẩy mạnh hoạt động dịch vụ việc làm; thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp để giải quyết việc làm theo hướng bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; quan tâm giải quyết việc làm cho thanh niên, lao động yếu thế và lao động nữ, nhất là lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần "tương thân, tương ái" của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với người nghèo. Động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo về kiến thức trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại. Khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp với người nghèo, nhất là ở vùng nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết nối vùng, tăng cường kết nối vùng đã phát triển với vùng khó khăn; chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ở những địa bàn khó khăn.
Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo. Tăng cường chính sách, giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo, nhất là phụ nữ, người khuyết tật nghèo./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46