Bắc Giang: Nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới hướng đến Cộng đồng ASEAN bình đẳng và tiến bộ
(LĐXH) – Những năm qua, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đưa vào chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Bắc Giang, nhờ đó phụ nữ đã được tạo điều kiện và trao cơ hội để tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cùng với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, chương trình liên quan đến công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ tiến bộ và phát triển như: Đề án số 04-ĐA/TU ngày 18/02/2014 của Tỉnh ủy Bắc Giang về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 137-NQ/TU ngày 01/9/2016 của Tỉnh ủy Bắc Giang về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý tỉnh Bắc Giang đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Đề án tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027; Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025; Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 16/4/2021 thực hiện Chương trình Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 05/7/2021 thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025; Công văn số 05/CV-VSTBPN ngày 15/3/2021 của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh về việc tăng cường tỷ lệ phụ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Kế hoạch số 1596/KH-VSTBPN về việc tổ chức hội nghị tập huấn cho nữ ứng cử viên ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026…
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh thường xuyên phối hợp với các ngành, đoàn thể tỉnh và các huyện, thành phố triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ, triển khai các hoạt động nhằm thực hiện tốt các Quyết định, chương trình, kế hoạch, mục tiêu về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ do trung ương và tỉnh đề ra. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh với Công an, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong công tác bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái giai đoạn 2019-2022. Công tác phối hợp tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ cũng được đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức đa dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức và người dân trong chỉ đạo và thực hiện bình đẳng giới.
Với sự quan tâm về mọi mặt, lực lượng lao động nữ và đội ngũ cán bộ nữ đã từng bước khẳng định và ngày càng trưởng thành, có những đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tại địa phương. Theo số liệu thống kê, hiện nay, toàn tỉnh có 37 cán bộ nữ là lãnh đạo các cơ quan cấp tỉnh, huyện, thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Trong đó có 01 đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, 03 đồng chí là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương trước đây không có cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu là nữ, nay đã được kiện toàn như: Bí thư Huyện ủy huyện Lục Nam, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án tỉnh, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh…; nhiều nữ cán bộ được phân công giữ các chức vụ lãnh đạo cấp phó Sở, ngành. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khoá XV là 3/9 đại biểu (chiếm 33,3%) và tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026: cấp tỉnh là 26,67%; cấp huyện là 26,4%; cấp xã là 25,06%. Lãnh đạo chủ chốt của UBND, HĐND cấp tỉnh (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) có 2/7 đồng chí là nữ (chiếm 28,6%). 5/10 huyện, thành phố có lãnh đạo chủ chốt UBND, HĐND là nữ. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp, tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt UBND, HĐND các cấp đều tăng so với nhiệm kỳ 2016-2021.
Cùng với đó, ngày càng nhiều phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của nhà nước về lao động, việc làm, dạy nghề, giảm nghèo…; Tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp khoảng 22,2%; Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 50%; Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 100%.
Có thể thấy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở Bắc Giang ngày càng được nâng cao về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Phụ nữ Bắc Giang ngày càng khẳng định trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương và đất nước. Hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái./.
Hưng Cảnh
Từ khóa:
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng
20-12-2024 14:09 26
-
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
23-12-2024 14:08 07
-
Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
07-12-2024 14:11 39
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00