Hà Nội: Quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác tín dụng chính sách đạt 2.172 tỷ đồng
(LĐXH)- Trong quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác qua Tổ chức chính trị xã hội (TCCTXH) của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội đạt 2.172 tỷ đồng với 28.558 lượt khách hàng vay vốn, tăng 568 tỷ đồng (tương ứng tăng 35%) so với cùng kỳ năm 2024.
Vừa qua, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà nội đã diễn ra Hội nghị giao ban liên ngành giữa Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) với các Tổ chức Chính trị Xã hội (TCCTXH) gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên CSHCM thành phố để đánh giá công tác ủy thác cho vay 3 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ quý II năm 2025.
Tham dự hội nghị có lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH cùng 4 TCCTXH thành phố và cán bộ các phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Theo đánh giá của ông Đặng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội: Trong 3 tháng đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hàng NHCSXH và các TCCTXH thành phố Hà Nội đã khắc phục khó khăn, tiếp tục phối hợp tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn. Trong quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác qua TCCTXH đạt 2.172 tỷ đồng với 28.558 lượt khách hàng vay vốn, tăng 568 tỷ đồng (tương ứng tăng 35%) so với cùng kỳ năm 2024. Doanh số cho vay tập trung chủ yếu các chương trình: cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Cho vay Nhà ở xã hội, Học sinh sinh viên..; doanh số thu nợ đạt 1.326 tỷ đồng, chiếm 61% doanh số cho vay.

Ông Đặng Đức Hạnh – Phó Giám đốc NHCSXH TP Hà Nội phát biểu tại hội nghị
Đến 31/03/2025, tổng dư nợ của toàn Thành phố là 17.411 tỷ đồng, trong đó dư nợ ủy thác qua các TCCTXH đạt 17.399 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ; dư nợ ủy thác tăng 846 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng số khách hàng dư nợ ủy thác là 269.434 khách hàng tại 7.060 Tổ TK&VV, bình quân có 38 thành viên/tổ, dư nợ bình quân đạt 2,5 tỷ đồng/tổ và 64,5 triệu đồng/khách hàng. So với đầu năm, dư nợ bình quân tổ tăng 110 triệu đồng, dư nợ bình quân khách hàng tăng 3,5 triệu đồng.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã giúp cho 28.500 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội được vay vốn tại NHCSXH. Nguồn vốn cho vay đã góp phần thu hút, giải quyết việc làm cho 21.397 lao động; hỗ trợ vốn cho 7.049 hộ gia đình xây dựng mới, cải tạo 14.098 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; giúp cho vay 35 lượt HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ cho vay 18 người chấp hành xong án phạt tù; 53 lượt khách hàng vay vốn để mua nhà ở xã hội, xây mới, sửa chữa nhà để ở. Các chương trình tín dụng chính sách ủy thác qua các TCCTXH đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, thực sự là công cụ, giải pháp đắc lực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, hạn chế tín dụng đen và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Dư nợ ủy thác qua các Tổ chức Chính trị Xã hội đều tăng so với đầu năm. Trong đó, Hội Phụ nữ quản lý dư nợ cao nhất với trên trên 143 nghìn người vay thuộc 3.648 Tổ TK&VV, dư nợ 9.262 tỷ đồng. Hội Nông dân dư nợ 4.405 tỷ đồng với trên 71,6 nghìn người vay thuộc 1.860 Tổ TK&VV. Hội Cựu chiến binh dư nợ 2.849 tỷ đồng với gần 42 nghìn người vay thuộc 1.210 Tổ TK&VV. Đoàn Thanh niên dư nợ 883 tỷ đồng, với gần 13 nghìn người vay thuộc 342 Tổ TK&VV.

Bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch thường trực Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị
NHCSXH và các TCCTXH Thành phố thường xuyên thông tin 2 chiều, trao đổi về những thay đổi trong quy trình nghiệp vụ, chủ trương, chính sách mới, những khó khăn, vướng mắc phát sinh... trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện để thống nhất chỉ đạo theo ngành dọc.
Chỉ đạo các đơn vị cơ sở nắm bắt, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn các chương trình cho vay; phối hợp với TCCTXH các cấp và các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) hoàn thiện hồ sơ, giải ngân kịp thời nguồn vốn thu hồi và vốn tăng trưởng theo chỉ tiêu kế hoạch được Trung ương và UBND thành phố, quận, huyện, thị xã giao.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, chỉ đạo các đơn vị thường xuyên phối hợp củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV. Các TCCTXH thành phố đã xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát hoạt động ủy thác vay vốn năm 2025. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên thành phố đã thực hiện kiểm tra được 16 lượt đơn vị cấp huyện, 16 lượt đơn vị cấp xã, 29 Tổ TK&VV và 80 khách hàng vay vốn.
Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch thường trực Hội Phụ nữ thành phố cho biết, trong quý I/2025, Hội Phụ nữ thành phố đã kiểm tra 5 lượt đơn vị cấp huyện, 5 lượt đơn vị cấp xã, 17 Tổ TK&VV và 25 người vay. Trong quý II/2025, Hội Phụ nữ Thành phố sẽ phối hơp với NHCSXH thành phố tổ chức tập huấn về tín dụng chính sách cho cán bộ Hội thành phố và cấp huyện; tiếp tục chỉ đạo các TCCTXH trực thuộc và Hội cấp cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền về vay vốn; rà soát đối tượng đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn, tổ chức họp tổ đầy đủ thành phần, bình xét cho vay dân chủ, xét mức cho vay phù hợp với nhu cầu của từng hộ để người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách; nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn trong quá trình sắp xếp bộ máy và địa giới các xã, phường đảm bảo tín dụng chính sách được triển khai thông suốt.
Các đại biểu tham dự hội nghị đã thống nhất phương hướng nhiệm vụ quý II năm năm 2025. Chi nhánh NHCSXH và các TCCTXH sẽ tiếp tục tăng cường công tác phối hợp; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ Tổ chức Chính trị Xã hội nhận ủy thác trong việc theo dõi, quản lý, đôn đốc, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; đồng thời tăng cường chỉ đạo, kiểm tra giám sát của Tổ chức Chính trị Xã hội các cấp đối với việc thực hiện tại cơ sở; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại để không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác. Rà soát các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan để trình cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, phối hợp thực hiện tốt công tác tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách cho cán bộ Hội đoàn thể các cấp, trưởng thôn, Ban quản lý Tổ TK&VV; Tăng cường công tác thông tin 2 chiều giữa NHCSXH với TCCTXH các cấp để nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình hoạt động; tăng cường sự phối hợp giữa ngân hàng với các sở, ngành liên quan, UBND các cấp, các tổ chức TCCTXH, Trưởng thôn, các Tổ tiết kiệm vay vốn nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách, đảm bảo công khai dân chủ từ khâu rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn, thông báo vốn đến khâu bình xét, giải ngân, đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng an toàn và hiệu quả. Trong công tác bình xét cho vay, cần quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người mù, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, thân nhân hoặc bản thân người đã chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn, đồng thời, rà soát nhu cầu, tập trung cho vay đối với các chủ thể OCOP, cho vay đối với nhu cầu các lao động tại các làng nghề và làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Các TCCTXH cấp xã phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và các Tổ TK&VV tăng cường rà soát nhu cầu cho vay các đối tượng đặc thù theo Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nhanh chóng được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu về điều kiện học tập, về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi để mọi người dân trên địa bàn nắm bắt, tiếp cận và thụ hưởng, nhất là các đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH của thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 04/10/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố, chương trình cho vay người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-CP ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ và chương trình cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ.
Thu Hiền
Từ khóa:
ủy thác tín dụng chính sách
quí 1.2025
-
Quảng Nam: Triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trong công tác giảm nghèo bền vững
21-04-2025 19:58 13 -
Giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc miền núi ở Bình Thuận
19-04-2025 10:51 42 -
TP.HCM chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 muộn hơn thường kỳ
19-04-2025 10:51 19
-
Tăng cường chăm lo đời sống người có công nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
15-04-2025 10:28 14 -
Lạng Sơn: Thực hiện đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm bền vững, giúp người nghèo ổn định cuộc sống
15-04-2025 10:15 17 -
Hà Nội: Quý I/2025, doanh số cho vay các chương trình ủy thác tín dụng chính sách đạt 2.172 tỷ đồng
14-04-2025 17:28 45
English Review

Ca Mau nears 78% completion of substandard housing elimination campaign
English Review | 17-04-2025 15:12 58
- Empowering Vietnamese Policewomen: An International Conference on Strengthening Capacity of Women in Law Enforcement
- Over 10,000 women and children in Ninh Thuận and Cà Mau access clean water and better livelihoods
- Promoting labor cooperation between Vietnam and the Province of Saskatchewan (Canada)
