Bắc Giang: Thực hiện kịp thời chế độ chính sách bảo trợ xã hội
(LĐXH) - Nhờ thực hiện kịp thời chính sách về bảo trợ xã hội, tính đến cuối năm 2021, tỉnh Bắc Giang còn tỷ lệ 5,25% hộ nghèo, đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội được nâng lên.
Trong năm 2021, Sở Lao động – TBXH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025; Tổ chức tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 tại các huyện, thành phố cho 500 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, xã; Kiểm tra việc triển khai và hỗ trợ việc thực hiện điều tra, rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 tại 10 huyện, thành phố.
Lãnh đạo tỉnh họp trực tuyến với các huyện, thành phố về thực hiện tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 trên địa bàn tỉnh
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Giảm nghèo, Bộ Lao động-TB&XH, tại thời điểm tháng 7/2021, tỉnh đã tổ chức triển khai thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 tại xã Trường Sơn, huyện Lục Nam. Kết quả xã Trường Sơn có 154 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 8,54%; 105 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,82%. Kết quả sơ bộ điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 toàn tỉnh Bắc Giang có 24.674 hộ hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,28%; 24.531 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,25% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025). Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 còn 1.0975 hộ nghèo, hoàn thành 146,30% kế hoạch năm.
Cùng với đó, chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội được tham mưu triển khai, thực hiện kịp thời, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Toàn tỉnh đã giải quyết chế độ, chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP cho 63.300 đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng động, kinh phí ước thực hiện cả năm khoảng 400 tỷ đồng. Tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp và Cơ sơ Chăm sóc người tâm thần của tỉnh gần 300 đối tượng. Chỉ đạo các huyện, thành phố nắm tình hình đời sống nhân dân và xây dựng kế hoạch trợ giúp xã hội trong dịp Tết Nguyên đán 2021, kết quả toàn tỉnh đã trao 71.325 suất quà với số tiền là 30.202,2 triệu đồng. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức thăm tặng quà, gửi Thiếp mừng thọ của Chủ tịch nước cho 143 người tròn 100 tuổi; tổ chức thăm và tặng quà nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10 cho 20 người cao tuổi tiêu biểu và 301 người cao tuổi từ 100 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức 10 lớp tập huấn triển khai Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ tại các huyện, thành phố cho 440 cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội cấp huyện, xã. Tổ chức 01 lớp tập huấn điều tra thu thập thông tin người khuyết tật năm 2021cho 86 cán bộ là các thành viên Ban chỉ đạo điều tra thu thập thông tin cấp tỉnh và lãnh đạo, cán bộ các cơ sở bảo trợ xã hội, các huyện, thành phố. Tham mưu ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành cuộc điều tra, thống kê thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý và thực hiện chính sách về người khuyết tật trên địa bàn tỉnh năm 2021; kết quả toàn tỉnh có: 30.442 người khuyết tật. Tham mưu ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn 05 huyện; kết quả tổ chức kiểm tra 03 huyện Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên; chỉ đạo 02 huyện Sơn Động, Lục Ngạn tự kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra về Sở. Tham mưu Cấp giấy phép hoạt động cho 03 đơn vị, gồm: Cơ sở Chăm sóc người tâm thần, Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp, Trung tâm Nhân đạo Thiên Phúc. Phối hợp với Công ty Vinsmart và Quỹ Thiện Tâm (thuộc tập đoàn Vingroup) trao tặng 104 điện thoại Vsmart thông minh cho người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn của 5 huyện Yên Thế, Lạng Giang, Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam.
Nhìn chung, với sự quan chỉ đạo thực hiện của các ngành, địa phương, tỉnh đã thực hiện tốt công tác chăm lo cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng khó khăn hưởng chính sách trợ giúp xã hội, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho đối tượng; Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm hộ nghèo năm 2021; Hoàn thành chỉ tiêu đối tượng trợ cấp xã hội thường xuyên ở cộng đồng và duy trì chính sách hoạt động hiệu quả, ổn định, góp phần ổn định, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn, hạn chế như: Năm 2021, Trung ương chưa bố trí kinh phí chương trình giảm nghèo, tỉnh cũng không có ngân sách để bố trí kinh phí thực hiện Chương trình, do vậy các hoạt động giảm nghèo 10 tháng đầu năm 2021 chỉ tập trung vào chỉ đạo thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên như: Tín dụng vay ưu đãi hộ nghèo, chính sách hỗ trợ về y tế về giáo dục đào tạo, hỗ trợ tiền điện. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, gây khó khăn trong việc huy động người dân tự vươn lên thoát nghèo.
Số lượng đối tượng thuộc diện điều chỉnh mức trợ cấp xã hội, giải quyết chế độ trợ cấp xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh lớn, cùng thời điểm Ngành phải giải quyết nhiều công việc đột xuất, thời gian thực hiện gấp do vậy gây quá tải cho cán bộ của ngành Lao động-TB&XH; một số công việc thực hiện thường niên phải tạm dừng không tổ chức thực hiện được do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thời gian tới, tỉnh Bắc Giang đề nghị phân bổ nguồn lực thực hiện Chương trình ngay từ đầu giai đoạn để các Bộ, ngành, địa phương chủ động thiết kế xây dựng đề án, kế hoạch ngay từ những năm đầu của giai đoạn, bảo đảm sát với thực tiễn và đạt được mục tiêu đề ra. Đối với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, sớm ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, theo đó cần ưu tiên bố trí nguồn lực cao hơn đối với những vùng còn khó khăn, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa vùng thấp và vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số với vùng khác. Nghiên cứu và ban hành chính sách giảm nghèo theo hướng hỗ trợ có điều kiện gắn với trách nhiệm của người nghèo, hạn chế chính sách cho không; tích hợp chính sách theo hướng thống nhất, lược bỏ chính sách chồng chéo, không phù hợp.
Đối với các Bộ, ngành Trung ương, kịp thời xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện ngay sau khi Chính phủ ban hành Chương trình giảm nghèo. Trên cơ sở nhu cầu vốn của địa phương và khả năng cân đối nguồn vốn Trung ương, đề nghị Trung ương sớm thông báo tổng kế hoạch vốn thực hiện Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 và tiến độ phân bổ hàng năm để địa phương chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện. Sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các Chương trình: Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030; Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030; Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 làm cơ sở cho tỉnh áp dụng thực hiện.
Trong năm 2022, tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 1,3%/năm; Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng bảo trợ xã hội. Các đối tượng được chăm lo về sức khỏe; từng bước tiếp cận ngày càng tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng bảo trợ xã hội phù hợp với thực tế phát triển kinh tế xã hội tại địa phương./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23