Bảo vệ sức khỏe của phụ nữ từ việc phòng tránh thai
(LĐXH)- Lợi ích của việc phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động về thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra.
Hưởng ứng lễ kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Tránh thai Thế giới 26/9, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế với sự đồng hành của Công ty Bayer Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến lan tỏa thông điệp: “Chủ động tránh thai - vững vàng tương lai!” nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức cho cộng đồng về những hệ lụy của việc mang thai ngoài ý muốn, việc phá thai không an toàn, cũng như những lợi ích của việc chủ động tránh thai… qua đó kêu gọi sự quan tâm và nỗ lực từ các cơ quan có liên quan, đặc biệt là các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.Hình ảnh tại hội thảo
Tại hội thảo, TS. Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục DS-KHHGĐ đã có phần trình bày về công tác dân số tại Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh: Lợi ích đầu tiên và dễ nhận thấy nhất là chủ động trong việc sinh con. Lợi ích của việc phòng tránh thai sẽ giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ của mình như chủ động về thời gian sinh đẻ, khoảng cách sinh và số lượng con sinh ra.
Việc tránh thai giúp mỗi người trong độ tuổi sinh đẻ cả nam lẫn nữ trở thành những cha mẹ có trách nhiệm. Lợi ích thứ hai là tránh được những tai biến sản khoa và tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Lợi ích thứ ba là nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Tại Việt Nam, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) vẫn tiếp tục gia tăng. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân.
Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ độ tuổi 15-24 là 29,6%. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên và thành niên còn cao. Tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê thì cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15-49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn.
Đáng lưu ý, rất nhiều trường hợp lựa chọn phá thai tại những phòng khám chui, các cơ sở y tế không được cấp phép nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung… thậm chí đe doạ tính mạng. Cứ 1.000 nữ độ tuổi 15-24 thì có 18 người đã từng phá thai. Tỷ suất sinh con trước tuổi thành niên (10-17 tuổi) là 3,3 phần nghìn. Tỉ lệ phá thai ở nhóm vị thành niên và nhóm trưởng thành còn cao, phá thai lặp lại khá phổ biến.
Xuất phát từ thực tế trên, trong thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số, đặc biệt là chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và các phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau; dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, nhất là cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào hiện đang sinh sống tại các vùng sâu, vùng xa.
Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ của người dân đang bị gián đoạn nghiêm trọng… Ngành y tế, dân số đã kịp thời ban hành và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp góp phần khắc phục các khó khăn nảy sinh như: huy động các cơ sở y tế công lập và tư nhân cũng tham gia cung cấp dịch vụ, các biện pháp tránh thai… Chuyển đổi các hình thức truyền thông trực tiếp sang sử dụng các kênh truyền thông kỹ thuật số… để đảm bảo đưa công tác chăm sóc KHHGĐ đến với người dân một cách liền mạch và hiệu quả.
Thạc Sĩ, bác Sĩ Trần Thị Lan Hương, Giám Đốc Y Khoa, đại diện Công ty Bayer Việt Nam chia sẻ: “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ là một phần quan trọng trong tầm nhìn “Người người khỏe mạnh” của Bayer. Trong bối cảnh đại dịch hiện nay, việc nâng cao nhận thức và kiến thức về KHHGĐ lại càng đặc biệt quan trọng.
Vì khi hiểu rõ các biện pháp tránh thai, chị em phụ nữ sẽ luôn chủ động được việc mang thai và sinh con theo kế hoạch để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, chúng tôi đã và sẽ luôn nỗ lực đồng hành cùng các hoạt động về KHHGĐ để đảm bảo không một phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào”.
Theo đó, tại Việt Nam, Bayer trở thành đối tác lâu dài của Tổng cục DS-KHHGĐ trong “Chương trình Truyền thông KHHGĐ vì sức khỏe cộng đồng” với hàng loạt chiến dịch gây tiếng vang lớn trong giai đoạn 1 như: Chiến dịch truyền thông “Là phụ nữ tôi chọn sống chủ động”; Cuộc thi online “Hiêu về tránh thai”; Cuộc thi “Cùng viết nên câu chuyện truyền cảm hứng" dành cho các cán bộ dân số cả nước; Sản xuất App Mobile “Sống chủ động”…
Sau hàng loạt các hoạt động, giai đoạn 1 của “Chương trình Truyền thông kế KHHGĐ vì sức khỏe cộng đồng” đã giúp hơn 25 triệu chị em phụ nữ trên khắp cả nước được chính những cán bộ dân số tư vấn trực tiếp bài bản về cách lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp./.
Hồng Anh
Từ khóa:
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng
20-12-2024 14:09 26
-
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
23-12-2024 14:08 07
-
Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
07-12-2024 14:11 39
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00