Huyện Vĩnh Thạch (Bình Định) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án như: Hỗ trợ nhà ở, đất ở, phát triển sản xuất, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, cấp thẻ bảo hiểm y tế, giúp hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống. Nhờ đó, những năm gần đây, diện mạo ở nhiều thôn, làng ĐBKK đã thay đổi.
Cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào DTTS huyện Vĩnh Thạnh được quan tâm đầu tư đồng bộ
Minh chứng như ở làng Tà Điệk, xã Vĩnh Hảo. Trước đây, ngôi làng này chỉ có những ngôi nhà sàn ọp ẹp làm bằng tranh, tre, nứa... thì nay, hầu hết những ngôi nhà trong làng đều lợp mái ngói đỏ tươi, những con đường hoa khoe sắc tươi thắm, được bà con trồng và chăm sóc... đã tạo nên cảnh quang tươi mát cho ngôi làng vùng cao.
Bên cạnh đó, những điểm trường học cũng được đầu tư xây dựng ngay trong làng, tạo thuận lợi cho con em học tập. Ông Đinh Rớ, người dân của làng Tà Điệk phấn khởi: "Mấy năm qua, Đảng và Nhà nước đã hỗ trợ bà con phát triển sản xuất thông qua các Chương trình 30a, Chương trình 134, Chương trình 135... giúp chúng tôi có cây, con giống để sản xuất. Giao thông được bê tông đến sát chân khu sản xuất, con em có trường để học, người già đau ốm được khám chữa bệnh tại trạm y tế..."
Ngược lên xã vùng cao Vĩnh Sơn, có thể thấy những vùng đất hoang hóa trước đây, giờ đã xanh bát ngát cây mì, lúa, rau màu và các loại cây nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp chế biến. Bà con ở đây, đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Gia đình chị Đinh Thị Luận ở làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn là một trong những hộ vừa thoát nghèo. Với hơn 5 sào đất của cha mẹ cho khi mới lập gia đình, chị Luận trồng keo, nhưng do chu kỳ khai thác khá dài nên những năm đầu ra ở riêng, vợ chồng chị gặp nhiều khó khăn. Với quyết tâm thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, vợ chồng chị đã khai hoang đất để trồng các loại cây ngắn ngày như mì, đót..., chăm sóc rừng trồng. Hiện nay, vợ chồng chị Luận đã phát triển quỹ đất của gia đình lên 2 ha, thu nhập từ cây mì, bời lời và đót mỗi năm đạt trên 100 triệu đồng, chưa kể nguồn thu của gần 1 ha keo, 5 năm khai thác một lần.
Chị Luận chia sẻ: "Nhà nước cho giống mới, cán bộ chỉ cho cách làm, nhờ vậy vợ chồng tôi đã thoát được hộ nghèo. Giờ có tiền, mình lại tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, làm lại nhà mới và nuôi con ăn học".
Ngay như ở làng O2, xã Vĩnh Kim là một trong những ngôi làng “biệt lập”, nằm trên đỉnh núi cao, không đường, không điện, không nước sạch... cũng đã có sự đổi thay đáng kể. Cả làng có 48 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu, hầu hết là hộ nghèo và cận nghèo. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, người dân làng O2 đã đỡ khó khăn hơn. Bà con đã biết trồng nông sản, nuôi con heo, con gà để tự cung tự cấp cho cuộc sống hàng ngày và chọn cách kiếm tiền bằng chăn nuôi đại gia súc.
Ông Bùi Tấn Thành, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Bên cạnh việc đầu tư hỗ trợ, các địa phương cũng đẩy mạnh vận động, khuyến khích người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chủ động, tích cực vươn lên; tham gia thực hiện các giải pháp giảm nghèo. Đồng thời, huyện tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân, cùng với đầu tư kết cấu hạ tầng các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn. Nhờ đó, đời sống của người dân ngày càng phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống theo từng năm.
PV
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08