Bình Định thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, chăm lo sức khỏe cho người nghèo
(LĐXH)-Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững ở Bình Định trong giai đoạnh 2016-2020 đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện của các cấp, các ngành với ý thức, trách nhiệm cao. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đã hoàn thành và hoàn thành với chất lượng cao, kết quả tác động trực tiếp, tích cực đến đời sống của từng hộ dân. Hầu hết, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn đời sống về vật chất đã được nâng cao, các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt được tiếp cận đầy đủ.
Về chính sách y tế đối với hộ nghèo, trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh Bình Định đặt ra nhiệm vụ phải bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo.
Theo đó, tỉnh đã bố trí kinh phí đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng do Ngân sách nhà nước đảm bảo và tăng độ bao phủ BHYT. Cụ thể, trong 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã chi khoảng 2.247,6 tỷ đồng (trong đó: Năm 2016 là 402,52 tỷ đồng, năm 2017 là 442,77 tỷ đồng, năm 2018 là 460,78 tỷ đồng, năm 2019 là 414,18 tỷ đồng, dự kiến năm 2020 là 527,35 tỷ đồng). Tỉnh Bình Định đã hỗ trợ 15% kinh phí mua thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Kết quả, toàn tỉnh có 6.771.251 lượt người tham gia BHYT, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế toàn dân năm 2020 đạt 92%, trong đó: Năm 2016 có 1.299.426 người tham gia BHYT (84,72%), năm 2017 có 1.358.781 người tham gia BHYT (87,74%), năm 2018 có 1.380.484 người tham gia BHYT (86,65%), năm 2019 có 1.363.769 người tham gia BHYT (91,71%), dự kiến năm 2020 có 1.368.791 người tham gia BHYT (92%). Tỷ lệ tham gia BHYT hộ nghèo đạt 100%, hộ cận nghèo đến cuối năm 2019 đạt 97,4% (90.084 người tham gia BHYT).
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại đặt ra là, chính sách hỗ trợ 100% mệnh giá thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng nhân dân vùng đặc biệt khó khăn đôi khi tạo tâm lý ỷ lại rất lớn của một bộ phận nhân dân, tính cào bằng, dàn trãi trong việc hưởng chính sách hỗ trợ vẫn còn nhiều. Chưa có cơ chế ràng buộc hoặc khuyến khích người dân tự nguyện tham gia BHYT.
Chất lượng khám chữa bệnh BHYT chưa đáp ứng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo khi mắc các căn bệnh hiểm nghèo ung thư, chạy thận.. những gia đình không nghèo, không có đủ tiền để chi trả trong quá trình điều trị hoặc có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ y tế cao hơn. Có thể xem xét, giảm việc hỗ trợ cho không về cấp thẻ BHYT, nâng việc hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế cho khi người dân, hộ nghèo, hộ cận nghèo chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo.
Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định cũng nỗ lực thực hiện mục tiêu đến năm 2020, hoàn thiện việc đầu tư trạm y tế xã ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Theo đó, các cơ sở điều trị tiếp tục được đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị y tế phù hợp với từng tuyến. Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến và cải tiến kỹ thuật trong khám, chữa bệnh tại các cơ sở điều trị được khuyến khích, tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh được duy trì và từng bước nâng cao ở tất cả các tuyến. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và BHYT được quan tâm và duy trì thực hiện có hiệu quả. Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 159 xã, phường, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế (100%). Tỷ lệ trạm y tế có bác sĩ đạt 100%; số giường bệnh trên vạn dân là 31,2 giường; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể cân nặng là 8,98%, thấp còi là 13,94%.
Theo đánh giá, tại một địa phương, hiện nay cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế cũng bị xuống cấp, lạc hậu; các bệnh viện thường xuyên quá tải nên chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân và phát triển các dịch vụ y tế. Đội ngũ nhân lực trình độ cao, nhất là lĩnh vực dự phòng, tuyến huyện và các bệnh viện chuyên khoa, đã ảnh hưởng đến việc triển khai các kỹ thuật chuyên môn, cung ứng dịch vụ y tế của đơn vị. Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với công chức, viên chức y tế chưa phù hợp và tương xứng với thời gian, công sức lao động, điều kiện làm việc thực tế.
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đa chiều trên địa bàn. Ban chỉ đạo, các Sở, ngành đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 và các chính sách giảm nghèo hiện hành (y tế, giáo dục, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhà ở, tín dụng ...); hướng dẫn các địa phương thực hiện phân bổ, sử dụng và quản lý kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tổ chức các cuộc họp đột xuất, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách tại các địa phương nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng đúng, đủ các chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách về y tế./.
Minh Hằng
Từ khóa:
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
07-01-2025 14:55 59
-
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
06-01-2025 20:34 23
-
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
07-01-2025 09:06 13
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46