Bình Thuận thực hiện đầy đủ chính sách đối với người khuyết tật
(LĐXH)- Thời gian qua, các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, các địa phương ở Bình Thuận đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách liên quan đối với người khuyết tật, đặc biệt là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Theo báo cáo về kết quả thực hiện chương trình trợ giúp người khuyết tật ngày 11/5 của Sở Lao động - TBXH Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 19.746 người khuyết tật. Trong đó có 19.000 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng với mức trợ cấp từ 540.000 đồng đến 900.000 đồng/tháng; 5.067 hộ gia đình hưởng chế độ trợ cấp dành cho hộ gia đình trực tiếp, nhận chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng với mức từ 360.000 đồng đến 810.000 đồng/tháng tùy theo đối tượng. Số người khuyết tật đang được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội là 455 người.
Riêng trong năm 2022, các địa phương trong tỉnh Bình Thuận đã tăng cường thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật cho 1.733 người (trong đó, thành phố Phan Thiết 164 người, huyện Phú Quý 83 người, huyện Đức Linh 644 người, huyện Bắc Bình 288 người, huyện Hàm Thuận Nam 344 người, huyện Hàm Tân 210 người). Cụ thể bao gồm 1.686 người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và 47 người khuyết tật nhẹ.
Hội Chữ thập đỏ Bình Thuận trao xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật trên địa bàn
Trong đó, riêng năm 2022, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Bình Thuận vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ 699 chiếc xe lăn và 11 xe lắc cho người khuyết tật; xây 03 căn nhà tình thương cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn và 01 phòng ở cho người khuyết tật thần kinh tâm thần; phối hợp tổ chức khám và phẫu thuật mắt đục thủy tinh thể cho 1.915 người (trong đó có 526 ca bóc mọng mắt). Ngoài ra, các cấp Hội còn phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể trao 2.240 phần quà trị giá 880,5 triệu đồng cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người có hoàn cảnh khó khăn...
Hội người mù tỉnh Bình Thuận tổ chức chương trình “Cây mùa xuân” cho người mù của tỉnh vui xuân, đón Tết. Các cấp hội trong tỉnh vận động và trao tặng 1.401 suất quà với tổng trị giá khoảng 728 triệu đồng cho người mù trên địa bàn tỉnh; vận động các mạnh thường quân và các nhà từ thiện trong, ngoài tỉnh trao tặng hơn 5.223 suất quà với tổng giá trị hơn 2,669 tỷ đồng, xây mới 01 căn nhà nhân ái với giá trị vận động là 96 triệu đồng.
Tiếp đến, tỉnh Bình Thuận còn quan tâm thực hiện chính sách ưu tiên trong khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người khuyết tật. Cán bộ chuyên trách tại các Trạm Y tế lập danh sách theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật trên địa bàn, phối hợp khám và phân loại sức khỏe cho người khuyết tật. 100% người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được cấp thẻ BHYT và được khám, chữa bệnh miễn phí với các dịch vụ y tế ngày được tốt hơn, được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới nhiều hình thức, được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định trong việc khám bệnh, chữa bệnh.
Ở Bình Thuận, ngoài Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, thì các Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố đã có khoa Y học cổ truyền, được bổ sung đầy đủ các dụng cụ vận động trị liệu và hoạt động trị liệu phục hồi chức năng để trợ gúp cho người khuyết tật. Tổ chức thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm các dấu hiệu, triệu chứng có nguy cơ dẫn đến khuyết tật để áp dụng các biện pháp can thiệp, ngăn chặn kịp thời hoặc chữa trị khi cần thiết.
Đối với công tác giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục ở Bình Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập phù hợp, phân loại và bố trí học sinh khuyết tật vào các lớp phù hợp với từng loại tật tại các trường công lập. Hiện nay, bậc Mầm non có 21 học sinh khuyết tật, cấp tiểu học có 670 học sinh khuyết tật, cấp THCS có 99 học sinh khuyết tật, cấp THPT có 23 học sinh khuyết tật. Các trường học đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khuyết tật được học hòa nhập như: bố trí tối đa 2 học sinh khuyết tật cùng dạng/lớp; giảm sĩ số học sinh các lớp này so với các lớp bình thường; sắp xếp chỗ ngồi hợp lý; làm đường dành riêng cho xe lăn... Qua đó, đã giúp học sinh khuyết tật đã có nhiều cố gắng trong việc từng bước xóa đi mặc cảm tự ti, hòa nhập trong sinh hoạt, vui chơi và học tập với các bạn cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật khi tham gia giáo dục cũng được Bình Thuận thực hiện đầy đủ theo quy định, như: ưu tiên trong nhập học, tuyển sinh; miễn, giảm một số nội dung môn học hoặc hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục; miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Hỗ trợ người khuyết tật học nghề, tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế và có các chính sách ưu đãi cho người khuyết tật khi tự tạo việc làm…
Có thể thấy, thời gian qua, công tác chăm sóc, trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã thường xuyên được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm và chỉ đạo. Các hoạt động trợ giúp người khuyết tật đã thu hút sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư; các rào cản xã hội, giao thông, đi lại, thông tin... từng bước giảm dần; quyền của người khuyết tật ngày càng được đảm bảo tốt hơn, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất cũg như tinh thần cho người khuyết tật.
Chí Tâm
Từ khóa:
người khuyết tật
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46