Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Chăm lo tốt đời sống công nhân ở lại thành phố Hồ Chí Minh dịp Tết Nguyên đán
(LĐXH)- “Năm 2021, công nhân, người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhóm người chịu ảnh hưởng nặng nề và trực tiếp nhất bởi đại dịch Covid-19. Tết Nguyên đán đã đến rất gần, thành phố cần quan tâm chăm lo tốt cho đời sống công nhân ở dịp Tết năm nay”.
Đây là một trong những ý kiến trao đổi của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại buổi làm việc giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với Đoàn công tác của UBND thành phố Hồ Chí Minh do Phó Chủ tịch Dương Anh Đức làm trưởng đoàn, diễn ra sáng 25/01 tại Hà Nội.
Tại buổi tiếp, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: Năm 2021 là năm đặc biệt với thành phố. Đại dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát đã gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội.
Thông tin với Bộ trưởng về việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hồ Chí Minh, cho biết: Đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, ngoài chính sách hỗ trợ theo các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương, Sở đã tham mưu đề xuất các gói an sinh đặc thù từ nguồn ngân sách thành phố hỗ trợ cho người lao động, công nhân ngừng việc, nghỉ không lương, hộ nghèo (kể cả người dân của các tỉnh, thành khác đang có mặt ở thành phố). Đến nay đã hỗ trợ cho hơn 10 triệu lượt người và hộ gia đình với kinh phí trên 13 ngàn tỷ đồng
“Có hơn 3.000 cán bộ công chức viên chức và người lao động thuộc Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố đã thực hiện “3 tại chỗ” căng mình phòng chống dịch, hơn 5 tháng không được về nhà” – Giám đốc Lê Minh Tấn, báo cáo tới Bộ trưởng.
Bộ trưởng, nhấn mạnh: Trong bối cảnh khó khăn, nhiều chính sách "chưa từng có tiền lệ" hỗ trợ người dân được xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện quyết liệt và hiệu quả; quy mô chưa từng có, trong thời hạn rất gấp rút nhưng lại kéo dài, trong điều kiện giãn cách xã hội để chống dịch và nguồn lực có hạn. Cả nước đã dành gần 71,5 nghìn tỷ đồng hỗ trợ 742.000 lượt người sử dụng lao động, 42,8 triệu người lao động…
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cảm ơn Đảng bộ, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh trong lúc khó khăn nhưng vẫn quan tâm, chăm lo tới các đối tượng chính sách, người nghèo và cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người có công. Qua đó, tạo ra sự đồng thuận của người dân, yên tâm ở nhà trong thời gian giãn cách.
Bộ trưởng nhận định: Từ khủng hoảng y tế cho chúng ta nhiều bài học, dẫn đến khủng hoảng về xã hội, lao động việc làm… Vì vậy, việc chăm lo cho người lao động là một bài học sâu sắc, nhất thiết từ bây giờ khi lập khu công nghiệp, khu chế xuất thì cần có quy hoạch nhà ở cho công nhân, đảm bảo mức an sinh tối thiểu cho người lao động, tránh để tình trạng như vừa qua.
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08