Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Trung tâm thể hiện sự nhân ái với trẻ em khuyết tật
(LĐXH)- “Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An thực sự là địa chỉ đáng tin cậy, địa chỉ thể hiện sự nhân ái, tình cảm, trách nhiệm, tính nhân văn của Đảng và Nhà nước, của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội dành cho trẻ em khuyết tật” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Ngày 12/12, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và đoàn công tác của Bộ đã tới thăm, tặng quà trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An.
Tham gia đoàn có lãnh đạo các đơn vị: Cục Bảo trợ xã hội, Cục Trẻ em, Cục An toàn lao động, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Báo Dân trí.
Mái nhà chung ấm áp nghĩa tình
Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An là đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, đóng trên địa bàn huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội). Trung tâm có chức năng, nhiệm vụ là tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chỉnh hình phục hồi chức năng, giáo dục, hướng nghiệp cho trẻ em tàn tật (khuyết tật) là con liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, các cháu bị tàn tật do di chứng của chất độc da cam và con em các gia đình nghèo; chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật… của các tỉnh, thành phía Bắc.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, nhiều năm qua, Trung tâm luôn duy trì tốt công tác dạy văn hóa theo chương trình giáo dục đặc biệt đảm bảo chất lượng, số lượng học sinh; dạy kỹ năng sống, kỹ năng sinh hoạt cho trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ em điếc câm. Trẻ em khuyết tật thực hiện tốt nội quy, nề nếp sinh hoạt, vệ sinh phòng ở gọn gàng, sạch sẽ, tích cực tham gia vệ sinh môi trường Trung tâm.
Trung tâm có tổng số có 168 lượt học sinh (trong đó có 33 em học cả ngày) với 12 lớp: 08 lớp khiếm thính, 02 lớp chậm phát triển trí tuệ và 02 lớp can thiệp cá nhân. Chất lượng học sinh ổn định.
Ngoài ra, đơn vị còn tổ chức cho 30 trẻ em tự kỷ tham gia hoạt động trải nghiệm tại Nông trại Detrang Farm hưởng ứng Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ 02/4. Thường xuyên trao đổi, tư vấn kỹ năng chăm sóc trẻ em tự kỷ cho phụ huynh học sinh. Hỗ trợ xây dựng chương trình can thiệp cho trẻ em tự kỷ xa đơn vị; hỗ trợ tổ chức GTV tập huấn “Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật” tại huyện Xín Mần (tỉnh Hà Giang).
Qua quá trình can thiệp, trẻ em tự kỷ có tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là học sinh can thiệp sớm; một số cháu đã ra học hòa nhập tại các trường mầm non, tiểu học tại địa phương. Các cháu tự kỷ lớn được cải thiện nhiều về hành vi, ngôn ngữ, nhận thức và kỹ năng tự lập.
Năm học 2024 – 2025, Trung tâm có 06 em theo học văn hóa hòa nhập, 100% đạt hạnh kiểm tốt, có 01 em tốt nghiệp Đại học vào tháng 5/2024. Trong năm, Trung tâm cũng duy trì tốt 08 lớp học nghề truyền thống với 102 học sinh khuyết tật, bao gồm các lớp: may, đan, handmade, hoa, hương, tranh đá quý, tranh bút lửa, dệt Saori.
Chăm sóc trẻ khuyết tật bằng trái tim
Phát biểu với trẻ em khuyết tật tại Trung tâm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An thực sự là địa chỉ đáng tin cậy, địa chỉ thể hiện sự nhân ái, tình cảm, trách nhiệm, tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, ngành Lao động – Thương binh và Xã hội dành cho trẻ em khuyết tật. Hiện cả nước có hơn 110 Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, nhưng những Trung tâm được đầu tư cơ bản, được chăm lo một cách thực sự tốt như nơi đây thì chỉ có thể đếm trên “đầu ngón tay”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: Lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội qua các thời kỳ, cũng như các đơn vị quản lý Nhà nước thuộc Bộ luôn dành trái tim mình, rất quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất đầu tư chăm lo sức khỏe, tinh thần cho các cháu. Đến với Trung tâm, cảm giác các cháu ở đây không phải là trẻ em khuyết tật, bởi nhìn các cháu rất mạnh khỏe, xinh tươi, được chăm lo, nuôi dưỡng, dạy học và phát triển. Đây chính là nơi thuận lợi, tốt nhất để các cháu có môi trường vượt lên số phận, học tập, trưởng thành để sau này có gia đình riêng.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng: Đã là Trung tâm chăm sóc người khuyết tật thì những người làm việc ở đây phải làm bằng trái tim, bằng lương tâm mình thực sự. Đến với các cháu như những người cha, người mẹ, người anh chị để không vi phạm vào các vấn đề bạo hành trẻ em. Mong rằng, các thầy cô giáo và cán bộ sẽ tiếp tục nỗ lực, cố gắng để làm tốt nhất công việc của mình.
Với trẻ em khuyết tật qua ngôn ngữ của thầy giáo Trung tâm, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ: Bác thấy các cháu đang rất hạnh phúc. Trong số hơn 2,5 triệu trẻ em khuyết tật trong cả nước, không phải ai cũng được ở nơi như các cháu bây giờ. Do đó, các cháu phải coi đây là cơ hội và nắm bắt cơ hội này để học tập, trưởng thành và trở thành những người đóng góp có ích cho xã hội.
Nhân dịp này, thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng ti vi và trao biển tặng sân chơi, đồ chơi cho trẻ em Trung tâm Phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An, trị giá 200 triệu đồng.
Trần Thắng
Từ khóa:
-
Hà Nội: Tiểu thương thức trắng đêm, cây Tết vẫn ế ẩm
21-01-2025 14:53 58
-
Đi mua cá chép cúng ông Táo tại chợ cá lớn nhất miền Bắc
21-01-2025 14:53 47
-
Cụ bà 124 tuổi thích ăn cơm trộn mỡ lợn, chia sẻ bí quyết sống lâu
21-01-2025 09:12 54
-
Năm 2030 sẽ triển khai tàu khách tốc độ 120 km/h
20-01-2025 11:41 22
-
Nhộn nhịp chợ hoa Quảng An, Hà Nội ngày cận Tết Ất Tỵ 2025
20-01-2025 07:43 42
-
Hội chợ Tết 3 miền Xuân Ất Tỵ: “Đậm tình nguồn cội, Trọn nghĩa yêu thương”
19-01-2025 23:43 35