Chú trọng công tác trợ giúp phụ nữ khuyết tật
(LĐXH) - Thống kê hiện nay, nước ta có khoảng 7,06 triệu NKT, trong đó có 58% NKT là nữ. Để hỗ trợ phụ nữ khuyết tật vươn lên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp.
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho phụ nữ khuyết tật
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một trong các tổ chức chính trị xã hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình đã tham gia thực hiện Chương trình, trong đó chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khuyết tật thông qua các hoạt động đào tạo nghề từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Từ đó giúp hội viên phụ nữ khuyết tật có cơ hội việc làm, tạo thu nhập một cách độc lập nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch công tác hỗ trợ phụ nữ khuyết tật năm 2022; Huy động nguồn lực, xây dựng các công trình tiếp cận, các nhà tiêu hợp vệ sinh cho phụ nữ khuyết tật từ nguồn dự án WOBA, qua đó đã hỗ trợ 6.417 NKT xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh và đấu nối với nước sạch; Nhà vệ sinh có hạng mục tiếp cận được dự án áp dụng cho các hộ gia đình có NKT; 53 nhà vệ sinh mẫu có tiếp cận cho NKT và 5 hạng mục tiếp cận cho 5 trạm y tế xã đã được thực hiện tại 5 tỉnh. Chương trình nông thôn mới đã tập huấn cho 210 tuyên truyền viên và thợ xây về nhà vệ sinh có tiếp cận cho NKT, hỗ trợ 3 hộ gia đình phụ nữ khuyết tật xây, trình diễn mẫu 3 nhà vệ sinh có tiếp cận cho NKT tại Sóc Trăng, Kon Tum, Thái Nguyên. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ khuyết tật thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh kế, nhân rộng mô hình tự lực, nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Hội Người mù Việt Nam tiếp tục thực hiện Chương trình “Chung tay hỗ trợ mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở (đã huy động được 150 triệu đồng do cán bộ, hội viên đóng góp hỗ trợ làm nhà cho 03 chị có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Đắk Nông, Quảng Bình và Cao Bằng).
Bên cạnh đó, trong năm 2022, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu “Hạnh phúc vợ chồng người khuyết tật” lần thứ 4 với chủ đề “Hạnh phúc vầng trăng khuyết”, chương trình đã biểu dương, ca ngợi những câu chuyện về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình của 35 cặp đôi là NKT.
Tại Hà Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Qua đó, từng bước giúp hội viên phụ nữ khuyết tật khắc phục khó khăn, vượt qua mặc cảm, tạo dựng cuộc sống ổn định, xây dựng gia đình hạnh phúc. Hiện, toàn tỉnh Hà Nam có trên 14.500 phụ nữ khuyết tật. Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tích cực triển khai tuyên truyền, phổ biến những chính sách, pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật; Chỉ đạo hội cơ sở thành lập và ra mắt các mô hình tập hợp, thu hút phụ nữ khuyết tật tham gia, như: Câu lạc bộ "Phụ nữ khuyết tật", nhóm "Phụ nữ tự lực"… nhằm hỗ trợ NKT tiếp cận với kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe chủ động, phòng chống bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúc, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; thăm hỏi, tặng quà động viên chị em phụ nữ khuyết tật khắc phục khó khăn. Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thường xuyên phối hợp với các sở, ngành tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho phụ nữ khuyết tật. Trong đó, tập trung tuyên truyền kiến thức về chính sách pháp luật, chính sách xã hội và phòng chống xâm hại, bạo lực; chăm sóc sức khỏe và phòng, chống dịch bệnh cho hàng nghìn phụ nữ khuyết tật, giúp chị em tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, hòa nhập với cộng đồng.
Ngoài ra, để hỗ trợ, giúp hội viên phụ nữ khuyết tật sinh kế, việc làm, tạo thu nhập một cách độc lập, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã hỗ trợ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho 21 phụ nữ khuyết tật với tổng số tiền gần 700 triệu đồng; hỗ trợ sinh kế, tặng 625 con gà giống (gà móng Tiên Phong), hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh ở gà cho 143 phụ nữ khuyết tật với trị giá trên 300 triệu đồng. Các cấp hội hỗ trợ cây, con giống, điển hình như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lý Nhân trao tặng 03 con bê sinh sản cho phụ nữ khuyết tật…
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động trợ giúp phụ nữ khuyết tật giai đoạn 2021-2030, với mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, có 60% phụ nữ khuyết tật được Hội trợ giúp bằng các hình thức khác nhau (mỗi năm, Hội LHPN cấp cơ sở giúp được ít nhất 1 phụ nữ khuyết tật/gia đình về sinh kế, nâng cao năng lực, xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tiếp cận các dịch vụ trợ giúp xã hội, mái ấm tình thương; phụ nữ khuyết tật tự nguyện tham gia sinh hoạt tại các chi tổ hội, câu lạc bộ…). 70% các hoạt động trợ giúp, các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục của Hội đảm bảo tiếp cận dễ dàng, không còn rào cản đối với phụ nữ khuyết tật. Giai đoạn 2026-2030, phấn đấu 80% phụ nữ khuyết tật được Hội trợ giúp bằng các hình thức khác nhau, 90% các hoạt động trợ giúp, các sản phẩm tuyên truyền, giáo dục của Hội đảm bảo tiếp cận dễ dàng, không còn rào cản đối với phụ nữ khuyết tật./.
Minh Anh
Từ khóa:
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46