Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên: Vượt lên trở ngại đặc thù của tỉnh miền núi, biên giới
Kỳ 1: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”
(LĐXH)- “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Đó là “thông điệp” đậm chất nhân văn mà người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Hơn thế, đó còn là một phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo và trở nên khá giả, trong đó, đương nhiên có Điện Biên!
(LĐXH)- “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” - Đó là “thông điệp” đậm chất nhân văn mà người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi gắm tại Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Hơn thế, đó còn là một phong trào thi đua nhằm khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo và trở nên khá giả, trong đó, đương nhiên có Điện Biên!
Với Điện Biên, theo kết quả điều tra chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh còn 57.214 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 48,14%) và 9.135 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 7,69%). Thống kê phân loại hộ nghèo của cơ quan chuyên môn, cho thấy, dân tộc Mông có số hộ nghèo cao nhất tỉnh (28.951 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 50,60% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh). Tiếp đến là dân tộc Thái với 20.174 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 35,26% tổng số hộ nghèo; dân tộc Khơ Mú có 3.052 hộ nghèo, chiếm 5,33%; các dân tộc thiểu số khác có 2.754 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,81% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Ngay như đồng bào dân tộc Kinh vẫn được tiếng là năng động trong phát triển kinh tế, cũng có 868 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,52% tổng số hộ nghèo.
Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Điện Biên, cho biết: Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Tại thời điểm này, nói đến mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững không gì cụ thể hơn, rõ ràng hơn là Chương trình NTM. Theo ông Lò Văn Tiến, cũng như các tỉnh biên giới trong cả nước, Điện Biên không chỉ thực hiện xây dựng xã NTM thông thường như các tỉnh khu vực đồng bằng, nội địa mà còn xây dựng NTM cho các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới với nhiều khó khăn đặc thù tại điểm xuất phát và cả trong quá trình triển khai. Thực hiện Quyết định số 1573/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng NTM vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới, tỉnh Điện Biên có 29 xã biên giới thuộc 4 huyện: Nậm Pồ, Mường Nhé, Điện Biên và Mường Chà. Nhờ được ưu tiên nguồn lực đầu tư, đến nay nhiều xã đã đạt chuẩn hoặc cơ bản đạt chuẩn NTM.
Từ kết quả làm việc với UBND huyện Nậm Pồ, chúng tôi có buổi làm việc với ông Lò Văn Hoàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh để tìm hiểu sâu hơn vai trò của các cấp Hội Nông dân tỉnh trong chương trình xây dựng NTM. Phó Chủ tịch Lò Văn Hoàn, cho biết: Để tiếp tục thực hiện thắng lợi Chương trình xây dựng NTM, Hội Nông dân tỉnh đã vận động hội viên nông dân đóng góp hơn 40.000 ngày công xây dựng, tu sửa các công trình phúc lợi, làm mới, sửa chữa trên 50km đường dân sinh; xây dựng và sửa chữa 5.200m kênh mương nội đồng. Ngoài ra, các hộ nông dân còn hiến gần 15.500m2 đất, xây dựng hàng trăm mô hình vệ sinh môi trường nông thôn; giúp hộ nghèo sửa chữa và làm mới gần 100 nhà ở. Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp các ngành xây dựng bảy chuỗi liên kết sản phẩm trong nông nghiệp; giúp đỡ xây dựng một hợp tác xã dịch vụ tổng hợp thực hiện cánh đồng lớn với quy mô 30ha tại xã Thanh Yên (huyện Điện Biên). Tổng nguồn lực Hội Nông dân tỉnh huy động các cấp, các ngành và nông dân đóng góp hơn 60 tỷ đồng; giúp hàng nghìn nông dân từ nghèo khó vươn lên thành hộ có kinh tế khá và giàu, tích cực thực hiện chương trình xây dựng NTM ở địa phương.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, nhìn chung công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Điện Biên vẫn còn không ít khó khăn, thách thức. Nhiều nơi, tỷ lệ nghèo ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên dưới 70%; xu hướng rõ rệt tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, biên giới, vùng đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong số hơn 110 chính sách (chính xác là 116 chính sách) đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không ít chính sách còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa tạo được sự khuyến khích người nghèo chủ động và hăng hái vươn lên thoát nghèo; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế; chưa phát huy được vai trò tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia các hoạt động giảm nghèo ở cơ sở; chưa khơi dậy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, sự tham gia tích cực, sáng tạo của người dân, của cộng đồng cùng nhau vươn lên thoát nghèo và nhất là thoát nghèo một cách căn cơ, thực chất và bền vững.
Trong niềm vui thành công, nhìn vào thành tựu của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững ở Điện Biên, chúng ta càng vững tin về một tương lai trên cơ sở vừa kế thừa vừa sáng tạo, vừa tiếp tục hoàn thiện cái cũ, vừa bổ sung cái mới. Theo cách hiểu ấy, có thể ví các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo chính là niềm hạnh phúc cụ thể mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ ưu ái đặt vào tay những người nghèo, là sự “nâng tầm” cho khát vọng vươn lên của cộng đồng 19 dân tộc trong tỉnh. Những gì Điện Biên đạt được trong năm 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, đó là thành tựu của sự bền bỉ phấn đấu vượt lên những trở ngại đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới, xa Trung ương, sản xuất hàng hoá chậm phát triển, mặt bằng dân trí thấp, trình độ cán bộ không đồng đều, đặc biệt có sự chênh lệch lớn giữa vùng thấp với vùng cao... Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững định hướng đến năm 2020 của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, mặc nhiên được coi như sự chắp cánh cho ước mơ của người nghèo Điện Biên, tiếp tục bay cao lên nữa trên bầu trời no ấm, phồn vinh.../.
Chí Tâm
(Còn nữa)
Từ khóa:
-
TP Lào Cai tặng quà Tết cho gia đình người có công bị ảnh hưởng cơn bão số 3
18-01-2025 10:32 19
-
Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện, xã hội nhân dịp Tết Ất Tỵ
17-01-2025 17:06 58
-
Nhân rộng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trên vùng đất Thép Thái Nguyên
17-01-2025 15:30 19
-
Đắk Lắk: Chăm lo chu đáo đời sống đối tượng bảo trợ xã hội
14-01-2025 11:10 58
-
Chương trình “Xuân biên cương - Tết ấm cho em – Hội chợ Tết 0 đồng”
14-01-2025 11:10 55
-
Người dân Hà Nội 'xé rào', đi ngược chiều trên đường Lê Quang Đạo
13-01-2025 13:46 21