Các sự kiện "không màn hình, không internet" đã xuất hiện như một phản ứng trước tình trạng mất kết nối thực tế trong thời đại kỹ thuật số. Những trải nghiệm "ngoại tuyến" này ngày càng phát triển ở Singapore.
Đến với những sự kiện “không màn hình”, những người tham dự được hướng dẫn ngắt kết nối khỏi thiết bị của họ để kết nối với những người khác tại sự kiện. Những sự kiện này được tổ chức nhằm khuyến khích thói quen sử dụng điện thoại thông minh lành mạnh hơn của người trẻ. Những người tham dự sẽ có cảm giác giống như đang ngồi làm bài kiểm tra kéo dài 3 giờ đồng hồ vì không sử dụng điện thoại thông minh.

Khi mạng xã hội ảnh hưởng tới tương tác xã hội
Đến với những sự kiện này, không phải ai cũng cảm thấy thoải mái. Thậm chí với một số người, đó là một khó khăn lớn. Một cô gái đã gần như bật khóc vì không được dùng điện thoại trong suốt 3 giờ đồng hồ. Cô băn khoăn liệu có nên thông báo với bạn bè rằng, cô sẽ không liên lạc với họ trong thời gian này chỉ để bạn bè biết, cô không trả lời tin nhắn, cuộc gọi của họ không phải vì ghét họ. Những người có phản ứng tương tự thường là những người trẻ tuổi.
Năm 2024, Viện Sức khỏe Tâm thần Singapore đã công bố kết quả của một nghiên cứu được tiến hành trong nhóm người có độ tuổi từ 15-65 về mức độ sử dụng điện thoại thông minh.
Việc sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề được định nghĩa là sự phụ thuộc và thời gian sử dụng thiết bị quá mức. Bên cạnh đó, các vấn đề gây ra của việc dùng điện thoại quá mức bao gồm cảm giác bồn chồn hoặc khó chịu khi không có điện thoại. Nó cũng liên quan đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và mất ngủ của người dùng.
Khoảng 1/3 số người được hỏi cho biết họ có vấn đề trong việc sử dụng điện thoại thông minh, trong đó những người ở độ tuổi từ 15-34 có tỷ lệ mắc phải hành vi này cao nhất.

Kết quả nghiên cứu này đã truyền cảm hứng cho chiến dịch The Black Mirror SG của một nhóm sinh viên cũng đang phải vật lộn với tình trạng sử dụng điện thoại thông minh có vấn đề.
Goh Chiang Yang - một thành viên trong nhóm cho biết thời gian sử dụng màn hình hàng ngày cao nhất của anh là vào kỳ nghỉ hè. Anh chàng 25 tuổi này chia sẻ một cách thẳng thắn rằng, anh sử dụng điện thoại "khoảng 19 giờ mỗi ngày". Anh thậm chí còn mang theo điện thoại trong nhà vệ sinh.
Những người bạn cùng lứa của Goh Chiang Yang (hầu hết đều ở độ tuổi đầu 20) có xu hướng dành trung bình khoảng 7-8h sử dụng màn hình. Điều này gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ của họ.
Ngắt kết nối để kết nối
Việc giao lưu với người lạ có thể khiến những người hướng nội không thoải mái. Nhưng có thể điều đó không tệ như họ tưởng tượng.
Tại các buổi gặp "không màn hình", những người tham gia có thể giao lưu, hỏi những người mới gặp lần đầu những câu hỏi mà không phải ai cũng dám đặt ra ở lần đầu gặp mặt: Quan điểm không được ưa chuộng nào mà bạn sẽ bảo vệ đến chết? Một điều bạn yêu thích ở bản thân mình là gì? Lần cuối cùng bạn khóc là khi nào?...

Tuy nhiên, không phải lúc nào những người tham gia cũng đồng cảm với quan điểm, suy nghĩ của những người lạ không cùng trang lứa. Có nhiều người không gây được thiện cảm với người này nhưng lại được những người khác yêu mến tại buổi trò chuyện. Đó là một điều hết sức bình thường bởi mục đích của họ tới đây là để giao lưu, kết nối thực mà không có "màn hình hay internet".
Charlotte Ang, 23 tuổi, một thành viên của nhóm dự án chia sẻ: "Nhiều người bày tỏ rằng họ nghĩ rất nhiều về điện thoại của mình khi bắt đầu sự kiện. Họ cảm thấy rất khó chịu khi phải xa điện thoại trong thời gian dài như vậy. Nhưng dần dần khi ở bên những người mới gặp, họ bắt đầu tận hưởng trải nghiệm này khi không phải trả lời tin nhắn văn bản, không phải lướt điện thoại khi cuộc trò chuyện trở nên ngượng ngùng”.
Tuy nhiên, chiến dịch Black Mirror SG không gợi ý sự trở lại thời kỳ đồ đá hay từ bỏ hoàn toàn phương tiện truyền thông xã hội .
"Nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đều dần chuyển sang trực tuyến. Sống một cuộc sống hoàn toàn tách biệt hoặc riêng tư với mạng xã hội là điều khó khăn. Nhưng tôi cũng tin rằng, mục đích chính của việc ngắt kết nối là để kết nối với người khác.
Điện thoại thông minh và mạng xã hội đã lấy đi nhiều hơn những gì chúng mang lại. Nghiện điện thoại thông minh hoặc mạng xã hội là nghiện sự tiện lợi tối đa. Nhưng trong thời đại mọi thứ trở nên quá dễ dàng, nỗ lực chính là điểm mấu chốt", Chiang Yang bày tỏ.
Băng Tâm
-
Phát động Chiến dịch Truyền thông toàn quốc "Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV"
29-03-2025 15:44 06 -
Hương thơm nhân tạo: Hiểm họa tiềm ẩn đối với sức khỏe
26-03-2025 14:17 23 -
Lời bào chữa của 'thiên tài Toán học sa ngã'
25-03-2025 15:25 15
-
Chuyên viên massage bị phạt tù, đánh roi vì sàm sỡ khách hàng nữ
23-03-2025 10:09 58 -
Xu hướng 'cưới một mình' lên ngôi trong giới trẻ tại Hàn Quốc
22-03-2025 07:56 55 -
“Sởi lây nhanh hơn cúm, người chưa có miễn dịch chậm trễ tiêm vắc xin chắc chắn sẽ mắc bệnh”
21-03-2025 21:22 01