Công bố Sổ tay thẩm phán hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái
(LĐXH) Ngày 24/11/2021, tại Hà Nội diễn ra buổi Công bố Sổ tay thẩm phán hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tài liệu này được biên soạn trong khuôn khổ Chương trình hợp tác của Cơ quan Phòng, Chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương, Tiểu Chương trình 4 về Tư pháp hình sự và Chương trình gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực tại Việt Nam do Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Quỹ Dân số thế giới (UNFPA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNODC đồng thực hiện. Các hoạt động thuộc Chương trình này nhằm đóng góp vào Chương trình nghị sự 2030 Vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc , đặc biệt là mục tiêu số 5.2 “Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực công và tư, bao gồm cả buôn bán tình dục và các loại hình khác”.
Đây là tài liệu tham khảo rất hữu ích cho thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký tòa án nhằm nâng cao hiểu biết, kỹ năng, năng lực trong giải quyết các vụ án bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, cụ thể là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ tòa án nhằm nhận biết và vượt qua các phân biệt đối xử mang tính cấu trúc và thúc đẩy bình đẳng giới; Nâng cao chuẩn mực và ứng xử của thẩm phán và nâng cao hiệu quả công việc của tòa án; Tăng cường tiếp cận công lý cho nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới và giảm thiểu nguy cơ biến họ trở thành nạn nhân lần thứ hai/nạn nhân gián tiếp. Thúc đẩy chia sẻ những thông lệ tốt của các tòa án trên thế giới nhằm đảm bảo rằng phụ nữ và trẻ em gái, với tư cách là bị hại nhận được sự bảo vệ và hỗ trợ đầy đủ trong suốt quá trình tư pháp/tố tụng hình sự.
Cuốn Sổ tay này đặc biệt chú trọng đến phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực. Mặc dù cả nam giới trưởng thành và trẻ em trai cũng có thể là nạn nhân của bạo lực gia đình và bạo lực tình dục, nhưng trên thực tế là phần lớn nạn nhân của bạo lực tình dục và bạo lực do chồng hay bạn tình gây ra là nữ và hầu hết thủ phạm, người gây bạo lực là nam.
Sổ tay chú trọng đến khía cạnh giới của bạo lực. Tài liệu này cũng sẽ có những lưu ý đối với trẻ em gái trong các nội dung có liên quan đến vị thế là trẻ em của các em, phù hợp với các tiêu chí, chuẩn mực quốc tế, đảm bảo rằng các em không bị đối xử như phụ nữ trưởng thành.
Cuốn Sổ tay chú trọng đến bạo lực tình dục và bạo lực do chồng/bạn tình gây ra, bởi đây là hai hình thức bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái phổ biến nhất, được nghiên cứu nhiều nhất.
Cuốn Sổ tay thẩm phán hướng dẫn xét xử vụ án hình sự về các tội liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái gồm 3 chương.
Chương 1 trình bày các vấn đề về lý thuyết, khái niệm làm cơ sở cho ứng phó tư pháp hiệu quả đối với bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái. Phần này trình bày tổng quan về mức độ, bản chất của bạo lực trên cơ sở giới trên phạm vi toàn cầu, hình thức và xu hướng bạo lực theo như phát hiện từ các nghiên cứu gần đây, thực tiễn nạn nhân phải đối mặt khi tìm kiếm sự bảo vệ và đòi hỏi thủ phạm, người gây bạo lực phải chịu trách nhiệm đối với tội ác mà họ gây ra, các văn kiện pháp lý quốc tế giúp thẩm phán đưa ra các quyết định sáng suốt và tôn trọng quyền con người trong các vụ án có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Chương 2 nêu lên chuẩn mực quốc tế trong các văn kiện mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập, các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế có liên quan đã được các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thông qua có thể hỗ trợ tòa án trong việc thực thi nhiệm vụ của mình; khung pháp luật của Việt Nam về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Chương 3 đề cập đến thẩm quyền tố tụng và trách nhiệm của thẩm phán trong việc bảo vệ nạn nhân bị bạo lực, những thách thức mà thẩm phán gặp phải khi giải quyết các vụ án liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới. Làm thế nào để có thể bảo vệ nạn nhân trong quá trình tố tụng hình sự, đối xử với nạn nhân, các vấn đề về chứng cứ, các quyết định tư pháp, phán quyết; Những thực tiễn tốt về mặt thể chế nhằm giải quyết bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái , trong đó nêu lên những ví dụ cụ thể ở một số nước ./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
-
Hiệu quả từ những chương trình, dự án giảm nghèo ở vùng biên giới biển Sóc Trăng
20-12-2024 14:09 26
-
Những tấm gương thương binh ở Nam Định vươn lên chiến thắng đói nghèo
23-12-2024 14:08 07
-
Chủ động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống mại dâm
07-12-2024 14:11 39
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00