Xã hội
Đắk Lắk: Nhiều kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo 9 tháng đầu năm
09:43 AM 26/10/2017
(LĐXH) - Trong 9 tháng đầu năm 2017, công tác giảm nghèo của Đắk Lắk được tiến hành đồng bộ, gắn với việc thực hiện chính sách ưu đãi về giáo dục, đào tạo nghề miễn phí, tạo việc làm mới, giải quyết cho vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ cải thiện nhà ở, khuyến nông – lâm – ngư, hỗ trợ phát triển sản xuất, cấp thẻ khám chữa bệnh. Qua đó, góp phần ổn định an sinh xã hội, đời sống của nhân dân trên địa bàn từng bước được cải thiện, chất lượng cuộc sống không ngừng được nâng lên.

Mô hình hỗ trợ dạy nghề cho lao đông động nông thôn tại Đắk Lắk

Ông Lê Văn Dần – Trưởng phòng Bảo trợ Xã hội (Sở LĐ – TB&XH Đắk Lắk) cho biết: Tính đến ngày 31/8/2017, toàn tỉnh  đã giải quyết cho 38.430 lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, với số tiền 891.548 triệu đồng; doanh số thu nợ: 661.789 triệu đồng; tổng dư nợ 3.888.494 triệu đồng; số khách hàng dư nợ 199.837 hộ. Cấp, gia hạn thẻ bảo hiểm y tế cho 866.409 thẻ BHYT cho người nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng với số tiền 587.135 triệu đồng. Số người nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác được KCB bằng thẻ BHYT là 519.134 lượt người với số tiền 288.586 triệu đồng.

Về Hoạt động khuyến nông, lâm, trong thời gian qua tập huấn nâng cao nâng lực cho 36 học viên là cộng tác viên khuyến nông thôn, buôn; tổ chức 16/50 lớp tập huấn về công tác khuyến nông cho 640 lượt người, đạt 32% kế hoạch, với khoảng 192 lượt người thuộc hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 30%. Xây dựng mô hình trình diễn cho khoảng 60 hộ nghèo tham gia với tỷ lệ 45% trên tổng số hộ..

Về chương trình học nghề, đã triển khai 73 lớp học nghề cho các đơn vị đăng ký mở lớp dạy nghề nông nghiệp cho cho 2.481 lao động nông thôn nói chung và lao động thuộc hộ nghèo nói riêng cho một số lớp gồm: Kỹ thuật chăn nuôi bò, kỹ thuật chăn nuôi heo, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà tiêu…

Bên cạnh đó, tỉnh còn  triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chương trình 167 (giai đoạn 2), Đề án được duyệt năm 2016-2017 toàn tỉnh hỗ trợ cho 3.126 hộ nghèo (năm 2016: 1.042 hộ và năm 2017: 2084 hộ), với kinh phí 111.363,75 triệu đồng. Tính đến nay, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng 2.340 căn nhà, đạt 74,9%; trong đó: xây dựng mới: 2.274 căn (DTTS: 1.557 căn); sửa chữa, nâng cấp: 66 căn (DTTS: 39 căn); tổng số căn chưa triển khai: 786 căn, chiếm 25,1% so với kế hoạch năm 2016-2017

Về kết quả hoạt động của các hội, đoàn thể, đã vận động các doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và hội viên nông dân được góp 2.111 triệu đồng; 1.842 con giống các loại, 44.450 cây giống; 290 tấn phân bón trị giá 589,2 triệu đồng; 2.880 ngày công và 2.906 giờ tưới để giúp đỡ cho 1.616 hộ nông dân nghèo.

Ngoài ra, trong dịp Tết Nguyên Đán vận động 179 phần quà, trị giá 53 triệu đồng cho bà con nghèo ở các buôn kết nghĩa; 265 phần quà cho hội viên, nông dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trị giá 53 triệu đồng.

Song song đó, Đoàn Thanh niên cũng đã tổ chức các phong trào, hoạt động hỗ trợ về lĩnh vực giảm nghèo như: trao hơn 15.397 bánh trưng xanh cho trẻ em nghèo, gia đình chính sách, người già neo đơn, gia đình khó khăn và đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 3.450 người dân với trị giá 172 triệu đồng; tặng 9.722 suất quà, suất học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó, hộ gia đình chính sách, tu sửa, nâng cấp, làm mới 107 km đường giao thông nông thôn; sửa chữa, thay thế thiết bị điện miễn phí cho hơn 1.100 hộ dân nghèo. Tuyên truyền, tổ chức 27 đợt hiến máu nhân đạo, vận động 13.513 ĐVTN tình nguyện đăng ký hiến máu nhân đạo, với số máu thu được 8.836 đơn vị máu; Tổ chức 13 đợt khám bệnh, phát thuốc cho khoảng 9.678 lượt người dân, trị giá khoảng 645 triệu đồng; xây dựng mới 17 căn Nhà Nhân ái, 25 ngôi nhà khăn quàng đỏ, tu sửa 27 nhà sinh hoạt cộng đồng, 38 căn nhà cho hộ gia đình chính sách, thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng với tổng giá trị trên 1.606 triệu đồng…

Theo đánh giá của ông  Lê Văn Dần, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế nhất định, đó là: Chất lượng giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao do những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường…, chủ yếu tập trung ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Một bộ phận cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và không ít người dân chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của giảm nghèo, dẫn đến người nghèo, xã nghèo vẫn còn tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.

Chính vì vậy, trong những tháng còn lại của năm 2017, Đắk Lắk sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giảm nghèo bằng nhiều biện pháp và giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu và kế hoạch đặt ra.

                                                                                              Lê Việt

Từ khóa: