Đắk Lắk: Triển khai nhiều hoạt động trợ giúp xã hội
(LĐXH) - Với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, đối tượng bảo trợ, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã có cuộc sống ổn định, hòa nhập với cộng đồng.
Theo Sở Lao động - TBXH tỉnh Đắk Lắk, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh đã trợ giúp cho 144.341 đối tượng và hộ gia đình (Trong đó: 88.881 hộ nghèo; 23.185 đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 1.077 hội viên hội người mù tỉnh; 3.334 nạn nhân chất độc da cam; 3.052 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; 514 đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội) với tổng kinh phí thực hiện 56.655,4 triệu đồng (trong đó: Ngân sách Trung ương: 950 triệu đồng; ngân sách tỉnh: 6.783 triệu đồng; ngân sách cấp huyện: 1.383,6 triệu đồng; nguồn vận động 47.538,8 triệu đồng).
Tặng quà cho người cao tuổi trên địa bàn tỉnh
Thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, tỉnh hiện có 62.669 đối tượng được hưởng chính sách trợ giúp xã hội (trong đó 56.357 đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 6.312 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc và nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng) theo quy định của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Ngành Bưu điện đã phối hợp với các địa phương chi trả đầy đủ, kịp thời cho các đối tượng. Trong 6 tháng đầu năm, đã chi trả cho 316.973 lượt đối tượng, số tiền 192.509,72 triệu đồng.
Trong công tác trợ giúp xã hội đột xuất, tỉnh đã hỗ trợ 37 hộ gia đình có người chết, người bị thương nặng, nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, kinh phí thực hiện 646,4 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ chi phí mai táng 31 người, kinh phí 442,8 triệu đồng; 01 người bị thương nặng, kinh phí 3,6 triệu đồng; hỗ trợ làm 05 nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy, kinh phí 200 triệu đồng.
Về hỗ trợ gạo: Toàn tỉnh cứu đói dịp tết Nguyên đán và bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 cho 39.397 hộ, 142.478 khẩu, với 2.137,175 tấn gạo; tổng kinh phí thực hiện: 28.348,431 triệu đồng, trong đó: Nguồn kinh phí Trung ương cứu đói cho 38.117 hộ, 138.139 khẩu với 2.072,085 tấn gạo, kinh phí 27.372,081 triệu đồng; nguồn kinh phí địa phương cứu đói cho 1.280 hộ, 4.339 khẩu với 65,090 tấn gạo, kinh phí: 976,350 triệu đồng.
Song song với đó, tỉnh cũng chú trọng chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật. Toàn tỉnh có 29.044 người cao tuổi đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội, kinh phí thực hiện 80.151,08 triệu đồng, trong đó có 21.232 người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí 346.466,11 triệu đồng; 216 người cao tuổi nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, kinh phí 717,36 triệu đồng; 1.296 người từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, kinh phí 2.933,18 triệu đồng và 6.300 người cao tuổi khuyết tật nặng, đặc biệt nặng, kinh phí: 30.034,43 triệu đồng. Có 25.268 người cao tuổi đang hưởng lương hưu, kinh phí: 774.016 triệu đồng; 6.824 người cao tuổi đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, kinh phí 70.730 triệu đồng; 184.032 người cao tuổi có thẻ BHYT, tổng kinh phí thực hiện 85.799 triệu đồng. Ban Đại diện Hội người cao tuổi tỉnh lập danh sách 1.230 người cao tuổi 90 tuổi và người cao tuổi 100 tuổi thuộc diện chúc thọ, mừng thọ năm 2022 (trong đó 139 người cao tuổi 100 tuổi; 1.091 người cao tuổi 90 tuổi).
Đối với chính sách trợ giúp người khuyết tật, có 22.086 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, kinh phí thực hiện 89.606,21 triệu đồng. Các địa phương thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật cho 1.197 người khuyết tật. Trong công tác chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng: Có 332 người khuyết tật được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe tại nơi cư trú; 207 người khuyết tật được hướng dẫn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 60 đơn vị cấp xã triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 34 người khuyết tật được hỗ trợ dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng. Về giáo dục và đào tạo: Có 372 cơ sở giáo dục phổ thông có tổ chức giáo dục hòa nhập, chiếm 36,40%; 100% cơ sở giáo dục phổ thông đảm bảo tiếp cận với người khuyết tật. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.622 học sinh khuyết tật, trong đó: học sinh mầm non: 93; học sinh tiểu học: 1.106; học sinh THCS: 3949; học sinh trung học phổ thông: 29.
Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội, toàn tỉnh có 02 cơ sở bảo trợ xã hội công lập và ngoài công lập đang chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng cho 510 đối tượng, kinh phí: 4.349,76 triệu đồng; công tác tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở được thực hiện chu đáo, đảm bảo đúng quy định. Tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đang chăm sóc, nuôi dưỡng 459 đối tượng, trong đó có 414 đối tượng thuộc diện Nhà nước nuôi dưỡng; Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Chùa Bửu Thắng II đang chăm sóc, nuôi dưỡng 51 đối tượng, trong đó có 46 đối tượng thuộc diện Nhà nước nuôi dưỡng.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, Sở Lao động - TBXH đã tổ chức kiểm tra việc xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật tại các huyện Cư Kuin, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ; Treo 65 băng bôn và 610 cờ phướn để truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với người khuyết tật nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4; Phối hợp với cơ quan truyền thông thực sản xuất và phát sóng phóng sự truyền hình tuyên truyền việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; Phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Lao động - Xã hội tổ chức lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III) cho 40 viên chức đang làm việc tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, Cơ sở Điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh; Tổ chức 04 lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội cho 398 cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội cấp huyện, cấp xã.
Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật, với tổng trị giá 1.877,89 triệu đồng; Hội đã hỗ trợ trên 5.636 lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh, kinh phí 1.877,89 triệu đồng.
Nhìn chung, theo đánh giá của Sở Lao động - TBXH, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự quyết tâm của các cấp, các ngành và địa phương, chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho các đối tượng; công tác tiếp nhận, chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng tại các cơ sở trợ giúp xã hội chu đáo, bảo đảm đúng quy định. Các địa phương đã chủ động bố trí nguồn lực để trợ giúp đột xuất cho các cá nhân, hộ gia đình bị thiếu đói, bị thiệt hại về người, nhà ở do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác kịp thời, đúng quy định. Chủ động kêu gọi và vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, các hội, đoàn thể tham gia vào các hoạt động trợ giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; các đối tượng bảo trợ xã hội; các cơ sở có chăm sóc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt để đón Tết no ấm, vui vẻ./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59