Đẩy mạnh chương trình phục hồi chức năng cho người khuyết tật
(LĐXH)- Phục hồi chức năng cùng với phòng bệnh, khám chữa bệnh là các công tác hết sức quan trọng của ngành Y tế. Những năm gần đây, công tác phục hồi chức năng (PHCN) cho người bệnh, người khuyết tật (NKT) ngày càng được Đảng, nhà nước và ngành Y tế quan tâm, thể hiện bằng các văn bản của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế…
Bộ Y tế đã thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏeNKT; Chủ trì và phối hợp với Bộ LĐTBXH trong việc ban hành Quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; Đào tạo về phục hồi chức năng; Phòng ngừa khuyết tật; Hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn Giám định y khoa để xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.
PHCN cho trẻ khuyết tật được quan tâm, giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng
Hiện nay, hệ thống phục hồi chức năng đã có ít nhất 40 văn bản pháp về PHCN như: Luật KCB, 02 Thông tư hướng dẫn về tổ chức hoạt động của cơ sở PHCN (TT 46/2013/TT-BYT và TT 24/2021/TT-BYT). Năm 2021, Bộ Y tế triển khai thực hiện sửa đổi Luật KBCB; Sửa đổi Luật BHYT; Quan tâm chỉnh sửa các nội dung phạm vi thanh toán BHYT đối với các kỹ thuật PHCN, các dụng cụ PHCN, chi trả bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật mức độ nhẹ. Xây dựng và ban hành Thông tư số 24/2021/TT-BYT ngày 12/12/2021 sửa đổi Thông tư số 46/2013/TT-BYT về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức các cơ sở PHCN, theo hướng quy định rõ các chức danh chuyên môn trong PHCN, hoạt động chuyên môn và mở rộng quy định về tổ chức cơ sở KCB thực hiện dịch vụ PHCN như phòng khám đa khoa, các cơ sở y tế tư nhân, Trạm y tế.
Thực hiện Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 39/CT-TW của Ban Bí thư, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch và hiện đang phối hợp các cơ quan liên quan triển khai xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển PHCN giai đoạn 2021 – 2030, định hướng 2050. Ngoài ra, còn xây dựng các quy định và hướng dẫn chuyên môn PHCN như: Ban hành 03 tài liệu: hướng dẫn phòng chống dịch Covid -19 cho NKT, người cao tuổi; tài liệu hướng dẫn PHCN cho bệnh nhân Covid-19; Đặc biệt đối với NKT về nghe, Bộ Y tế đã ban hành video Hướng dẫn phòng chống dịch có thuyết minh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Ban hành Bộ tài liệu PHCN về: PHCN, Vật lý trị liệu, Hoạt động trị liệu; Ngôn ngữ trị liệu cho 4 bệnh tổn thương não. Ban hành Danh mục kỹ thuật PHCN gồm 248 kỹ thuật; Hiện đang dự thảo bổ sung thành 425 KT PHCN, trong đó có 52 KT Vật lý trị liệu; 101 khuyết tật Vận động trị liệu; 35 khuyết tật Hoạt động trị liệu… Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá các vật tư y tế sản xuất đơn chiếc dùng trong PHCN. Xây dựng tài liệu Hướng dẫn phát hiện sớm, chẩn đoán, can thiệp, quản lý và chăm sóc trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Xây dựng Danh mục dụng cụ trợ giúp thiết yếu và sửa đổi chính sách để mở rộng phạm vi chi trả BHYT đối với các dụng cụ PHCN; Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về khám, chỉ định, theo dõi, quản lý dụng cụ trợ giúp. Xây dựng tài liệu hướng dẫn PHCN tại nhà trung chuyển giúp NKT có cơ hội và thời gian để tập luyện cuộc sống độc lập trước khi về với cộng đồng. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và giá các vật tư y tế sản xuất đơn chiếc dùng trong PHCN…
Đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Người khuyết tật; Xây dựng và triển khai các Chương trình, dự án, đề án, hoạt động trợ giúp NKT. Bộ Y tế phối hợp với với Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTBXH: Nghiên cứu đánh giá hệ thống PHCN ở Việt Nam, đang phối hợp xây dựng chiến lược phát triển PHCN, Xây dựng Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH về xác định mức độ khuyết tật; Xây dựng Chương trình trợ giúp xã hội và PHCN cho người bệnh tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng; Xây dựng quy hoạch hệ thống Bảo trợ xã hội. Phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và CĐHH: Khảo sát thực trạng về CSYT, PHCN nạn nhân bom mìn, CĐHH tại một số địa phương; Xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2020-2025 về khắc phục hậu quả bom mìn và CĐHH ở Việt Nam, trong đó có nhiều hoạt động về CSYT, PHCN nạn nhân bom mìn, CĐHH. Cùng với đó, Bộ Y tế đã triển khai Dự án “Chăm sóc sức khỏe và PHCN đối với nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2010-2014; 2015-2016; 2018-2021: triển khai tại 14 tỉnh/thành phố với 7 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tham gia.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiện nay, công tác PHCN còn một số khó khăn, vướng mắc như: Chưa có đầy đủ về bằng chứng hoặc dữ liệu minh chứng về kết quả, hiệu quả và chất lượng điều trị của PHCN; hiệu quả can thiệp PHCN là lâu dài, không dễ thể hiện ngay để thấy hiệu quản vai trò tầm quan trọng của PHCN. Hiệu quả đóng góp về kinh tế của PHCN trong các cơ sở khám chữa bệnh chưa được nghiên cứu, đánh giá; PHCN dựa vào cộng đồng chưa được phân tích đánh giá tổng thể; Các Tổ chức quốc tế, Phi chính phủ giảm dần đầu tư vào lĩnh vực PHCN dựa vào cộng đồng. Cơ sở vật chất và trang thiết bị PHCN ở một số cơ sở PHCN còn chật hẹp, cũ, được thiết kế xây dựng chưa thực sự tiếp cận thuận lợi với NKT; các trang bị được mua sắm từ nhiều năm trước chưa đáp ứng được nhu cầu điều trị PHCN. Nhân lực PHCN còn mỏng, thiếu bác sĩ, kỹ thuật viên PHCN có trình độ chuyên khoa, đặc biệt tuyến y tế cơ sở.
Hoạt động chuyên môn của một số bệnh viện PHCN chưa cao; chưa thể hiện là đơn vị đầu ngành về PHCN tại địa phương; Điểm đánh giá chất lượng BV còn thấp. Hệ thống tổ chức các cơ sở bệnh viện PHCN dần thu hẹp do sáp nhập vào các cơ sở khác (trong 10 năm qua đã có 10 Bệnh viện PHCN sáp nhập với Bệnh viện y học cổ truyền hoặc đổi hẳn tên không còn là BV PHCN); Công tác tuyên truyền chưa được thực hiện liên tục, chưa có chiều sâu, hiệu quả chưa cao. Bệnh nhân của một số khoa/Trung tâm khác của cơ sở khám chữa bệnh có nhu cầu can thiệp về PHCN nhưng Khoa/Trung tâm PHCN chưa đủ điều kiện đáp ứng, dẫn đến người bệnh chưa được chăm sóc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, PHCN toàn diện. Hành nghề tư nhân trong lĩnh vực PHCN tại nhà cho NKT (chủ yếu số kỹ thuật viên vật lý trị liệu tham gia vào hoạt động này) chưa có quy định quản lý hành nghề và quản lý về chất lượng loại hình PHCN này. Chưa có chế tài đối với hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị, ngược đãi, từ chối chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật… Luật NKT hiện chưa quy định ghi nhận và đảm bảo thực hiện nguyện vọng được làm việc của NKT. Các thông tin về chính sách, tiếp cận giao thông và tiếp cận công nghệ thông tin đối với NKT còn hạn chế: Người khiếm thị chưa thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình (phần mềm đọc chữ nổi) chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp.
Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đề nghị cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Người khuyết tật với các nội dung: Tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ chuyên môn, chỉ đạo tuyến về PHCN đảm bảo thường xuyên liên tục và hiệu quả, áp dụng hình thức KCB từ xa. Đề xuất chỉnh sửa bổ sung tiêu chí chất lượng bệnh viện, trong đó có một số nội dung về chất lượng tiếp cận cho NKT tại bệnh viện và quy định về chất lượng dịch vụ PHCN; Quy định nhân viên y tế phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe người khuyết tật được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ; Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe NKT cho đội ngũ nhân viên y tế; Tăng cường nhận thức về vai trò PHCN của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai PHCN dựa vào cộng đồng và sự phối hợp của Bộ, ngành, địa phương để chủ động trong tổ chức triển khai thực hiện, tránh chồng chéo hoặc bỏ trống, không thực hiện./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46