Đề xuất công nhận 7 loại giấy tờ để F0 điều trị tại nhà hưởng bảo hiểm xã hội
(LĐXH) - Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước hiện có khoảng 80% ca mắc Covid-19 nhẹ, không triệu chứng, được theo dõi và điều trị tại nhà. Trong đó, số lượng có nhu cầu cấp giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, bao gồm chế độ nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện. Trong khi đa số F0 chỉ được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly hoặc hoàn thành điều trị Covid-19 tại nhà do chính quyền địa phương hoặc trạm y tế cấp xã cấp.
Thực tế, nhiều người lao động mắc COVID-19 tự điều trị tại nhà gặp rất nhiều khó khăn khi xin giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian.
Người lao động khi bị COVID-19 đa số chỉ được cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly, hoặc hoàn thành điều trị COVID-19 tại nhà do chính quyền địa phương cấp hoặc trạm y tế cấp xã cấp.
Người lao động không thể sử dụng giấy xác nhận này để tiến hành các thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội. Vì vậy các trường hợp F0 chưa được thanh toán chế độ ốm đau chủ yếu là các trường hợp mắc COVID-19 cách ly điều trị tại nhà.
Theo quy định tại điều 100, Luật bảo hiểm xã hội, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc COVID-19 có hai giấy tờ: Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú; Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại Điều 100, Luật Bảo hiểm xã hội, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người mắc Covid-19 có 2 giấy tờ:
1) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú.
2) Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Thực tế, F0 điều trị tại nhà không thể đến cơ sở khám, chữa bệnh để được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định tại Luật BHXH và Thông tư 56/2017/TT-BYT.
Những người bệnh mắc Covid-19 điều trị tại nhà hiện có các loại giấy tờ sau:
1) Quyết định cách ly tại nhà do chính quyền địa phương cấp.
2) Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly do chính quyền địa phương cấp.
3) Giấy xét nghiệm (test nhanh hoặc rRT-PCR) có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 do các cơ sở y tế cấp.
4) Giấy xác nhận bị mắc Covid-19 của trạm y tế xã, trạm y tế lưu động, tổ Covid-19 cộng đồng; y tế cơ quan/doanh nghiệp.
5) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do trạm y tế xã, trạm y tế lưu động cấp nhưng cấp lùi lại thời gian trước đó người lao động đã nghỉ việc để điều trị Covid-19 tại nhà.
6) Quyết định phê duyệt danh sách hoàn thành cách ly y tế tập trung.
7) Phiếu xác nhận đã điều trị Covid-19 của các bệnh viện dã chiến.
Đối chiếu với quy định của các văn bản luật thì 7 loại giấy tờ nêu trên chưa được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản luật có liên quan khác.
Ðể giải quyết vướng mắc, bảo đảm quyền lợi cho người lao động, giảm thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội nhưng vẫn đảm bảo quy định pháp luật, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, để bảo hiểm xã hội làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc Covid-19.
Trong trường hợp không ban hành Nghị quyết, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Y tế được phép công nhận 7 loại giấy tờ nêu trên có giá trị như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và quy định mẫu, thẩm quyền cấp 7 loại giấy tờ nêu trên vào Thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư số 56/2017/TT-BYT (Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luận An toàn vệ sinh lao động thuộc lính vực y tế).
Nếu đề xuất được thông qua, người lao động nhiễm Covid-19 điều trị tại nhà có giấy xác nhận hoàn thành cách ly, hoặc hoàn thành điều trị Covid-19 tại nhà do chính quyền địa phương, Trạm y tế cấp xã cấp sẽ được hưởng chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Từ khi đợt dịch thứ tư bùng phát cuối tháng 4/2021 đến nay, cả nước ghi nhận gần 3,5 triệu ca nhiễm. Riêng số ca nhẹ, không triệu chứng hơn 2,7 triệu người (khoảng 80%), được điều trị tại nhà. Tới đầu tháng 3, khoảng 920.000 F0 điều trị tại nhà và có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận mắc Covid-19 để hưởng chế độ, trong đó có nghỉ việc hưởng BHXH.
Luật bảo hiểm xã hội quy định, người lao động bị ốm đau mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được chi trả trợ cấp ốm đau bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ. Thời gian hưởng chế độ ốm đau với lao động làm việc trong điều kiện bình thường là 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đóng đủ 30 năm. Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ được tính lần lượt là 40 ngày, 50 ngày và 70 ngày, tương ứng với số năm đóng BHXH như trên. Người lao động còn được nhận thêm tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid-19 trong hai trường hợp: Sức khỏe chưa hồi phục trong vòng 30 ngày sau khi điều trị Covid-19 thì được nghỉ thêm 5 - 10 ngày. Mức tiền được hưởng mỗi ngày bằng 30% lương cơ sở, tương đương 447.000 đồng/ngày. |
Nam Khánh
TIN LIÊN QUAN
Từ khóa:
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Cam kết thực hiện bình đẳng giới vì sự phát triển của toàn xã hội
15-11-2024 15:18 29
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08