Toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có gần 174.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó có 1.061 trẻ em khuyết tật được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, ở nước ta nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng chưa có nhiều trường chuyên biệt về chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật. Các Trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm dạy nghề cho trẻ khuyết tật còn ít, và trang thiết bị còn thiếu. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về đặc điểm tâm sinh lý, kiến thức về dạng tật và mức độ khuyết tật để nâng cao chất lượng học tập của trẻ. Theo báo cáo của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập tỉnh (thuộc Sở Giáo dục – Đào tạo), trong năm học 2021 – 2022, có 37 trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt được can thiệp sớm và phát triển kỹ năng tại; công tác giáo dục chuyên biệt, 25/24 trẻ được huy động ra lớp.
Nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng; các chính sách, chế độ trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục, học nghề, giải quyết việc làm, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng theo Quyết định 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng theo quy định của pháp luật, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục triển khai đề án giai đoạn 2 từ năm 2021-2025.
Theo đó, tại Kế hoạch số 5591/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận đề ra chỉ tiêu phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng; 100% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật. Triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.
Bên cạnh đó các cơ quan, ban, ngành cũng đang phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng như: chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, phục hồi chức năng, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tâm lý, bảo vệ trẻ em khuyết tật để trẻ em khuyết tật được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, trong đó tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp các dịch vụ toàn diện về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.
UBND tỉnh giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Thuận chủ trì tổ chức truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng về thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng yếu thế, nhất là người khuyết tật; tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, kết nối đối tượng yếu thế có nhu cầu tới các dịch vụ sẵn có, nhằm hỗ trợ tiếp cận chính sách an sinh xã hội. Kịp thời trển khai thực hiện trợ cấp bảo trợ xã hội tại cộng đồng cho các đối tượng theo quy định; đồng thời tham mưu xây dựng ban hành kế hoạch, giải pháp đặc thù cho nhóm đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Vận dụng các mô hình hiện có để phát triển, xây dựng thành mô hình truyền thông lồng ghép vận động hỗ trợ đối với người khuyết tật tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo nghề linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với người khuyết tật; tạo việc làm cho người khuyết tật sau khi học xong; quản lý hoạt động có hiệu quả các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động là người khuyết tật hoặc của người khuyết tật. Nhân rộng mô hình hỗ trợ sinh kế đối với người khuyết tật; xây dựng mô hình hỗ trợ người khuyết tật khởi nghiệp; mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đối với người khuyết tật; mô hình hợp tác xã có người khuyết tật tham gia chuỗi giá trị sản phẩm. Ưu tiên thanh niên khuyết tật khởi nghiệp, phụ nữ khuyết tật, người khuyết tật và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm và mở rộng việc làm.
Vận động nguồn lực hỗ trợ một số cơ sở sản xuất, cung cấp các trang thiết bị, dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật; hỗ trợ xe lăn, xe lắc, khung tập đi, gậy, máy trợ thính, chân giả, tay giả và các thiết bị cần thiết cho người khuyết tật trong cuộc sống hằng ngày. Tổ chức đào tạo, tập huấn phát hiện, sàng lọc, tư vấn sử dụng, bảo quản thiết bị trợ giúp người khuyết tật cho cán bộ trợ giúp người khuyết tật, gia đình và người khuyết tật...
Trần Huyền
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31