Đội ngũ doanh nhân lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi
(LĐXH)-Tại Diễn đàn Quốc gia thường niên năm 2023, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Đảng, Nhà nước ta xác định "doanh nghiệp chính là trái tim của nền kinh tế", đóng góp hết sức quan trọng vào những kỳ tích của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Vai trò của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng được củng cố, phát huy, phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng.
Cần xây dựng văn hóa kinh doanh với tầm nhìn hội nhập và khát vọng phát triển
Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cần thể hiện rõ nét bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp
Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị vừa qua đã xác định nhiệm vụ: Hoàn thiện và vận động đội ngũ doanh nhân phấn đấu thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh, gắn với bản sắc dân tộc và tiếp cận được tinh hoa văn hoá kinh doanh thế giới là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong xây dựng đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
Lấy đạo đức, văn hoá kinh doanh làm cốt lõi, đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật; nâng cao vai trò của doanh nhân đóng góp cho ngoại giao kinh tế, đối ngoại nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam.
Cũng theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Nguyễn Văn Hùng, trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đối mặt với các cơ hội, thách thức đan xen đến từ những tác động đa chiều của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
“Trước các cơ hội, thách thức đặt ra, chúng ta đã lựa chọn chấn hưng văn hóa dân tộc, bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng, sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là điều cốt lõi.
Tiếp cận theo hướng này, văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cần thể hiện rõ nét bản sắc cốt lõi của doanh nghiệp; đồng thời kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa riêng biệt của đất nước và con người Việt Nam, gắn với sự phát triển hưng thịnh, bền vững, có trách nhiệm với xã hội” - Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng bày tỏ.
Văn hóa kinh doanh Việt Nam là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc
Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) chia sẻ, văn hóa kinh doanh Việt Nam là kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy các đức tính tốt đẹp của cha ông ta về đạo làm người nói chung và đạo đức trong kinh doanh như đề cao sự trung thực, chữ tín và cạnh tranh lành mạnh.
Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, cộng đồng doanh nhân Việt Nam có thể học hỏi và phát huy bản lĩnh và tinh thần cạnh tranh sòng phẳng với nước ngoài của các bậc tiền bối. Tinh thần yêu nước của các thế hệ doanh nhân Việt Nam cũng được thể hiện mạnh mẽ trong lịch sử qua việc hưởng ứng lời kêu gọi “Tuần lễ vàng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tháo gỡ khó khăn tài chính cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành được độc lập vào năm 1945.
Hơn nữa, trong năm 2020 và 2021, dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam và toàn cầu, tình trạng phong tỏa diễn ra dài ngày ở các tỉnh thành trong cả nước. Trong tình hình đó, đội ngũ doanh nhân doanh nghiệp Việt Nam đã chung tay, đồng hành cùng các cấp chính quyền phòng chống dịch bằng nhiều hoạt động dấn thân và đóng góp tài chính rất lớn. Cùng với đó, là những nỗ lực để duy trì sản xuất, tạo việc làm cho người lao động đã góp phần sớm đưa đất nước trở lại trạng thái bình thường mới, giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước năm 2021. “Những hành động và ứng xử trên chính là biểu hiện sinh động và rõ nét về sự tiếp nối tinh thần của cha ông và thể hiện phẩm chất cống hiến hy sinh cho Tổ quốc, cho đồng bào; đồng thời làm đậm nét hơn cho văn hóa của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam” - ông Trần Bá Dương bày tỏ.
Theo ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái, văn hoá kinh doanh đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp, doanh nhân đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh quốc tế.
Chúng ta đang xây dựng văn hoá kinh doanh Việt Nam, hình thành và thúc đẩy thực hiện các quy ước, chuẩn mực chung về đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, doanh nghiệp. Đây là một hệ thống các giá trị được hình thành trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các giá trị đạo đức, tư tưởng và truyền thống đã ăn sâu vào các hoạt động của doanh nghiệp, chi phối đến tình cảm, suy nghĩ và hành vi của các thành viên trong tổ chức.
Văn hóa luôn là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, xây dựng văn hoá kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Văn hoá kinh doanh giúp nâng cao bản lĩnh, trình độ của đội ngũ người lao động theo hướng chuyên nghiệp hóa, thể hiện không chỉ trong cách ứng xử, khả năng sử dụng tốt các công cụ, các thành tựu khoa học kỹ thuật, cạnh tranh và hội nhập với thị trường mà còn cả trong giao tiếp với khách hàng, định vị thương hiệu và tiếp thị sản phẩm…
Văn hoá kinh doanh cũng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của hệ thống doanh nghiệp, từ chuyên môn đến tư tưởng và cách thức tổ chức; Giúp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật với nề nếp, kỷ cương; Xây dựng môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại dựa trên nền tảng những giá trị văn hoá truyền thống cho mọi cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp. Qua đó, tích cực tạo động lực làm việc cho nhân viên, giúp các mối quan hệ giữa nhân viên tốt đẹp.
Xây dựng được văn hoá kinh doanh tốt sẽ tạo ra nguồn nội lực vững chắc cho việc liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này không chỉ là yếu tố quyết định tới việc thu hút và sử dụng tối đa các nguồn lực mà còn đóng góp vào sứ mệnh cao cả của doanh nghiệp: phát triển con người.
Tham gia hội nhập, văn hoá kinh doanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp, doanh nhân đạt được những lợi thế cạnh tranh trên cơ sở khả năng đổi mới và và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh quốc tế. Trong đó, lấy con người làm gốc, lấy việc nâng cao tố chất toàn diện của con người làm trung tâm, hướng tới thị trường và khách hàng là trên hết.
Trong bối cảnh hiện nay, thông qua văn hoá kinh doanh, nếu doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, ứng xử văn hoá, văn minh với cộng đồng, với người tiêu dùng sẽ được người tiêu dùng tin tưởng.
Vì vậy, văn hoá kinh doanh không chỉ được thấm nhuần trong đội ngũ lãnh đạo lãnh đạo mà còn phải lan toả ở mọi cấp bậc, phòng ban trong tổ chức. Cần tích hợp các tiêu chí của văn hoá kinh doanh vào quá trình đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt, luôn đề cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững./.
Minh Minh
-
Nick Út: Không ai thay đổi được sự thật tôi là tác giả ‘Em bé Napalm’
23-01-2025 07:32 22
-
Hồng Nhung bị ung thư vú và đã điều trị xong đợt đầu
22-01-2025 15:30 10
-
Thanh Lam sóng đôi cùng người yêu ủng hộ phim mới của Trấn Thành
22-01-2025 11:41 46
-
Vợ Công Lý khóc nức nở vì nhà chồng ghi nhận công lao
20-01-2025 07:43 33
-
Khai trương khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái có mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng tại huyện Thọ Xuân
20-01-2025 07:43 16
-
Trấn Thành lạc quan khi 'tất tay' niềm tin vào Kỳ Duyên, Trần Tiểu Vy
19-01-2025 08:14 43
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31