Ngày 26/12/2019, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHDDT) kết hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị kết thúc dự án Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên (2014 - 2019). Đây là dự án nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, điều phối, giám sát bởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được thực hiện bởi các Ban Quản lý dự án cấp tỉnh thuộc Sở KHĐT và Ban Quản lý dự án cấp huyện thuộc UBND huyện tại 6 tỉnh được lựa chọn.
Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên tập trung phát triển cộng đồng tại 26 huyện nghèo của 6 tỉnh liền kề nhau bao gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi ở khu vực Tây Nguyên và Miền Trung. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của những huyện này khoảng 49% với tổng mức dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Mục tiêu phát triển của Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên là cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo và các cộng đồng ở vùng cao nguyên và miền Trung Việt Nam. a Báo cáo o dự án Dự án ới i Tổng Kinh phí của dự án là 165 triệu USD, trong đó vốn vay từ Ngân hàng Thế giới là 150 triệu USD (chiếm 90% tổng vốn của Dự án); vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam ước tính là 15 triệu USD (chiếm 10% tổng vốn của Dự án). Đến tháng 10/2019, Dự án đã điều chỉnh cắt giảm 15.866.000 USD (tương đương 11,5 triệu SDR) từ tổng số khoản vay.
Dự án bao gồm 4 hợp phần:
- Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản, gồm 02 Tiểu hợp phần: (i) Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản; (ii) Vận hành và Bảo trì.
- Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững, gồm 02 Tiểu hợp phần: (i) Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập: bao gồm các hoạt động củng cố an ninh lương thực và dinh dưỡng và đa dạng hóa thu nhập cho người hưởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các mô hình sinh kế; (ii) Phát triển kết nối thị trường: bao gồm các hoạt động tập trung vào phát triển liên kết thị trường cho một số loại hình sinh kế tiềm năng, thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa nông dân với các doanh nghiệp thông qua các hỗ trợ của dự án.
- Hợp phần 3: Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện, nâng cao năng lực và truyền thông, gồm 03 Tiểu hợp phần: (i) Phát triển cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện; (ii) Nâng cao năng lực; (iii) Truyền thông.
- Hợp phần 4: Quản lý dự án, bao gồm cả việc thiết lập và hoạt động của các cấu trúc phối hợp ở cấp quốc gia và các đơn vị/nhóm thực hiện ở cấp tỉnh và cấp huyện, và chi phí hoạt động liên quan đến quản lý dự án. Mục tiêu cơ bản của hợp phần này là: (i) đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của dự án theo đúng thiết kế và (ii) hệ thống Giám sát và Đánh giá cung cấp được đầy đủ thông tin về hoạt động, kết quả và tác động của dự án.
Sau 5 năm thực hiện, Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên đã hoàn thành tốt đẹp. Theo đánh giá sơ bộ, đến thời điểm hiện tại, Dự án đã đạt độ bao phủ 96,06% của vùng Dự án, với hơn 142.000 hộ gia đình, tương đương với 636.538 người hưởng lợi, vượt 18% so với thiết kế ban đầu (Mục tiêu ban đầu: 120.000 hộ gia đình, tương đương hơn 540.472 người hưởng lợi), trong đó đa số là các hộ gia đình người DTTS, người nghèo và cận nghèo. Khảo sát người được hưởng lợi cho thấy 90% người dân hài lòng với việc lựa chọn các tiểu dự án cơ sở hạ tầng và sinh kế. Kế hoạch hàng năm của cấp xã được người dân trực tiếp đề xuất tại các buổi họp thôn với khoảng 60-80% các hộ trong thôn tham gia, trong đó khoảng 50% trở lên là đại diện hộ nghèo và hộ DTTS.
Thảo Lan
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47