Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi): Thể chế hóa chủ trương của Đảng về ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ
(LĐXH)- Sáng ngày 7/4/2023, tại Hà Nội, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về việc xây dựng dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Theo ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước: Thực hiện Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 và theo phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ được giao chủ trì xây dựng dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Việc xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi) nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về việc ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính và hội nhập quốc tế.
heo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong quá trình xây dựng Luật Lưu trữ (sửa đổi), Bộ Nội vụ đã thực hiện tổng kết thi hành Luật Lưu trữ năm 2011; tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học; tổ chức khảo sát thực tế; gửi lấy ý kiến góp ý, ý kiến phản biện bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) để trình Chính phủ vào tháng 6/2023.
Về nội dung cơ bản của Luật Lưu trữ (sửa đổi)
Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) dự kiến gồm 09 Chương, 48 Điều. Bên cạnh những nội dung kế thừa của Luật Lưu trữ năm 2011, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) tập trung vào 04 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ, cụ thể:
a) Về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ: Dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) bổ sung các quy định về thẩm quyền quản lý tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam theo hướng phân định rõ thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; tài liệu Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam giữa cơ quan có thẩm quyền của Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước về lưu trữ; phân cấp quản lý tài liệu lưu trữ giữa cơ quan lưu trữ của Nhà nước ở trung ương và ở địa phương; thẩm quyền quản lý tài liệu các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao và thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã. Các quy định bổ sung nêu trên nhằm tạo hành lang pháp lý thống nhất quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phân cấp và phân định rõ thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ giữa các cơ quan quản lý, giữa Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử; phân công các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao có trách nhiệm bảo quản, sử dụng khối tài liệu lưu trữ đặc thù (liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại quốc gia).
b) Về tài liệu lưu trữ điện tử: Dự thảo Luật Lữu trữ (sửa đổi) làm rõ giá trị pháp lý của tài liệu lưu trữ điện tử; quy định những yêu cầu của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, Kho lưu trữ số; thực hiện nghiệp vụ về thu thập, bảo quản, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử. Các quy định bổ sung nêu trên nhằm thể chế hóa các chủ trương của Đảng về đẩy mạnh chuyển đổi số hoạt động lưu trữ, đáp ứng yêu cầu xây dựng Lưu trữ số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; bảo đảm thống nhất, đồng bộ, phù hợp với quy định trong các luật chuyên ngành về công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, an ninh mạng, tiếp cận thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước. Đồng thời đặt ra những quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của Hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và Kho lưu trữ số để quản lý thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử, đáp ứng yêu cầu kết nối và chia sẻ dữ liệu tài liệu lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.
c)Về quản lý tài liệu lưu trữ tư: Quy định giá trị của tài liệu lưu trữ tư; trách nhiệm của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ tư; thành lập, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của tổ chức lưu trữ tư. Các quy định nêu trên nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về việc lưu giữ, bảo vệ, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu tư để phục vụ lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia. Theo đó, với mục tiêu phát triển lưu trữ tư, Nhà nước có những chính sách để công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền sở hữu, quyền sở hữu trí tuệ đối với tài liệu lưu trữ tư và tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động lưu trữ. Những quy định này vừa bảo đảm phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ tư, vừa bảo đảm quản lý nhà nước, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước và tổ chức, cá nhân trong quản lý tài liệu lưu trữ tư và hoạt động dịch vụ lưu trữ.
d) Về hoạt động dịch vụ lưu trữ: Quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ và điều kiện hoạt động dịch vụ lưu trữ; yêu cầu kinh doanh dịch vụ bảo quản tài liệu lưu trữ giấy và tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác; quy định thẩm quyền và đối tượng được cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề lưu trữ. Các quy định nêu trên nhằm đáp ứng yêu cầu để tổ chức lưu trữ tư khi tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trữ được tiếp cận tài liệu lưu trữ chứa thông tin quan trọng trong hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và tài liệu lưu trữ có giá trị quốc gia. Việc tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động bảo quản tài liệu lưu trữ giấy và tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác phải đáp ứng yêu cầu chặt chẽ của pháp luật để bảo đảm an toàn thông tin tài liệu lưu trữ, tránh nguy cơ mất tài liệu, mất dữ liệu; lộ lọt thông tin, dữ liệu không được sao lưu. Đồng thời, việc quy định thẩm quyền cấp và đối tượng được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ nhằm bảo đảm yêu cầu về năng lực, thái độ của cá nhân khi tham gia hoạt động dịch vụ lưu trữ, đáp ứng quy định của ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho biết: Dự dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV (tháng 10/2023); Trình Quốc hội thông qua: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV (tháng 5/2024).Thời gian Luật có hiệu lực: từ 01/01/2025./.
Thảo Lan
-
Giáng sinh ấm áp của sao Việt
25-12-2024 14:08 00
-
Á hậu Tú Anh hạnh phúc ngập tràn khoe 'đủ nếp, đủ tẻ'
25-12-2024 12:28 25
-
Khoảnh khắc ngọt ngào đêm Noel
25-12-2024 12:27 33
-
Herbalife Việt Nam liên tiếp đồng hành cùng VnExpress Marathon Hải Phòng lần thứ hai
17-12-2024 20:07 09
-
Ca sĩ Đan Trường sẽ biểu diễn tại sự kiện “Xuân quê hương - Tết Việt Amagasaki lần thứ 5”
17-12-2024 18:36 10
-
Ca sĩ Quỳnh Phạm kể chuyện nhạc jazz với album "Rồi như đá ngây ngô"
17-12-2024 17:49 49
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00