Gia Lai hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua đẩy mạnh vay vốn tín dụng chính sách
(LĐXH)-Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chương trình, dự án và chính sách để thực hiện công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động. Trong đó, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị 40) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách được ban hành đã tạo bước ngoặt lớn trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về vai trò, vị trí hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội.
và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn
Đối với người dân Gia Lai, nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh, con em học tập, học nghề, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm… là chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn xã hội đồng tình ủng hộ, góp phần quan trọng tạo sinh kế, giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên. Toàn tỉnh có 17 huyện, thị xã và thành phố Pleiku với 222 xã, phường, thị trấn, trong đó có 168 xã vùng khó khăn. Ngay sau khi có Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức phổ biến, quán triệt Chỉ thị đến cán bộ chủ chốt các cấp; chỉ đạo UBND tỉnh ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy trong tỉnh căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện, đồng thời tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp.
Nhờ vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở Gia Lai nhận thức rõ về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó, đã tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của NHCSXH thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác cho vay; hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, trụ sở làm việc; xác nhận đối tượng vay vốn; chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn…
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong toàn tỉnh đã thực sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách; chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với NHCSXH trong việc tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, đặc biệt là củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, gắn chất lượng tín dụng với các chỉ tiêu thi đua cụ thể: tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; phối hợp thực hiện đối chiếu, phân tích nợ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; phối hợp triển khai thực hiện các nội dung giao dịch tại các điểm giao dịch của NHCSXH ở xã, phường, thị trấn; chỉ đạo gắn tín dụng chính sách với các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật.
Là một trong những khách hàng nhận được sự hỗ trợ của NHCSXH huyện Mang Yang, anh Anhek ở làng Đê Gol, xã Đắk Djrăng bày tỏ: “Mấy năm trước, tôi đã vay vốn hộ mới thoát nghèo đầu tư nuôi 2 con bò, chăm sóc 400 cây cà phê. Nhưng do hoàn cảnh gia đình vẫn còn khó khăn, nguồn thu nhập chưa ổn định, đến kỳ hạn trả nợ ngân hàng vào tháng 4/2020, tôi vẫn chưa có đủ khả năng để trả nợ nên NHCSXH huyện đã xem xét, thực hiện giãn nợ cho gia đình tôi thêm 1 tháng nữa”.Song song với việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng, từ đầu năm đến nay, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia Lai đã tập trung triển khai các chương trình tín dụng chính sách theo kế hoạch. Doanh số cho vay quý I/2020 đạt hơn 590 tỷ đồng với 16.264 lượt khách hàng được vay vốn, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, cho vay hộ nghèo hơn 80 tỷ đồng, cho vay hộ cận nghèo hơn 154 tỷ đồng, cho vay hộ mới thoát nghèo hơn 127 tỷ đồng, cho vay hộ gia đình SXKD vùng khó khăn hơn 106 tỷ đồng…Doanh số thu nợ đạt hơn 516 tỷ đồng, bằng 130,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng dư nợ đến hết tháng 3/2020 đạt 4.659 tỷ đồng, tăng 74,5 tỷ đồng so với đầu năm, với 139.458 khách hàng còn dư nợ. Một số chương trình tín dụng có dư nợ tăng so với đầu năm như cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay hộ SXKD vùng khó khăn.
Trong năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng gây khó khăn cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Do thời tiết diễn biến thất thường, giá cả một số mặt hàng nông sản chủ lực giảm thấp khiến một số hộ vay làm ăn thua lỗ không còn khả năng khôi phục nên đã bỏ đi khỏi nơi cư trú cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, sự quyết liệt vào cuộc của hệ thống NHCSXH sẽ giúp người nghèo và đối tượng chính sách vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, ổn định đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội./.
Anh Phong
Từ khóa:
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46