Giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em ở Nghệ An
(LĐXH)- Thời gian qua, các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em trên địa bàn tỉnh Nghệ An diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, gia tăng về số lượng. Phương thức, thủ đoạn các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm phạm tội ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.
Toàn tỉnh Nghệ An có 875.825 trẻ em, trong đó số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nhiều chiếm 16% dân số trẻ em.
Thời gian qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh Nghệ An đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em gắn với xây dưng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em một cách hiệu quả. Trong đó, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An đã triển khai nhiều Mô hình "Xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp trẻ em" thể hiện sự quyết tâm cao bảo vệ, chăm sóc trẻ em, góp phần tích cực trong việc vận động toàn xã hội quan tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là phòng ngừa xâm hại trẻ em.
Tuy nhiên, các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, gia tăng về số lượng. Trẻ em bị xâm hại không chỉ là trẻ em nữ mà còn có cả các em nam. Phương thức, thủ đoạn các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi phạm phạm tội ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.
Đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An tặng quà học sinh nghèo tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông
Theo báo cáo từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nghệ An, trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh phát hiện 09 vụ với 11 trẻ em bị xâm hại. Đối tượng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em phần lớn đều có quan hệ nhất định với người thân hoặc chính trẻ em bị xâm hại như: bố, mẹ, bạn bè, hàng xóm, giáo viên, người có trách nhiệm chăm sóc, người quen của trẻ em. Những người này có nhiều cơ hội tiếp xúc, tiếp cận với nạn nhân, có nhiều thời cơ thuận lợi để thực hiện hành vi phạm tội, nhất là các vụ xâm hại tình dục và mua bán trẻ em. Những đối tượng bạo hành, xâm hại trẻ em phần nhiều là do lệch lạc về nhân cách, đạo đức, lối sống hoặc do hạn chế về năng lực hành vi dẫn việc thực hiện hành vi phạm tội.
Các vụ việc xâm hại trẻ em ngày càng nguy hiểm, có những trường hợp trẻ em bị xâm hại khi tuổi còn quá nhỏ. Những trẻ em bị bạo lực, xâm hại thường bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tâm lý, thậm chí là cả sinh mạng. Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội rất dễ dẫn đến khả năng sát hại nạn nhân để bịt đầu mối hoặc đe dọa uy hiếp, khủng bố tinh thần nạn nhân để che giấu hành vi phạm tội.
Nhiều trẻ em do bị bạo lực, xâm hại dẫn đến nhiễm bệnh, trầm cảm thậm chí tự sát gây đau đớn không chỉ đối với nạn nhân mà cả gia đình nạn nhân, để lại hậu quả rất lâu dài. Bạo lực trong trường học vẫn tồn tại phần lớn do bạn bè gây ra. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên môi trường mạng có xu hướng tăng nhanh. Hành vi xâm hại trẻ em xảy ra nhiều ở các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi có trình độ dân trí thấp, cha mẹ của các nạn nhân chủ quan ít để ý đến con em mình.
Để tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, giảm tối đa các tổn hại và bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em, thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn ngành dọc tại các địa phương thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn. Các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, đồng thời hướng dẫn xã, phường, thị trấn triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật về trẻ em phù hợp với tình hình cụ thể tại mỗi địa phương.
Đặc biệt, nhằm thực hiện có hiểu quả công tác bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh, Nghệ An đã và đang tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp như: xây dựng cơ chế phối hợp, có sự phân công, phân nhiệm, gắn trách nhiệm giữa các cơ quan tổ chức bảo vệ trẻ em. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, can thiệp phòng ngừa sớm trước khi sự việc có thể xảy ra; giao cho các cán bộ chuyên trách trong việc phát hiện, phối hợp xử lý với cơ quan chức năng; tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những cán bộ chuyên trách bảo vệ trẻ em; lựa chọn cán bộ có đạo đức, trách nhiệm để thực hiện công việc có hiệu quả...
Đồng thời, giao các cơ quan chức năng, đon vị, địa phương cơ sở xác định rõ những đối tượng có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại trên từng địa bàn để đưa vào diện theo dõi, phát hiện nhằm hỗ trợ, can thiệp và xử lý kịp thời. Giao cho các địa phương phân loại trẻ em tại địa bàn để xác định nhóm trẻ em có nguy cơ bị bạo lực xâm hại. Nhóm những trẻ em khuyết tật, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, những trẻ em bị bỏ rơi lang thang cơ nhỡ, những em sống trong những gia đình không có hạnh phúc, những gia đình phức tạp, cha mẹ nghiện ngập, nghèo khó cần phải được quan tâm, can thiệp, giúp đỡ kịp thời tránh nguy cơ có thể xảy ra bạo lực, xâm hại đối với nhóm trẻ em yếu thế này.
Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm, vai trò của cán bộ cơ sở cũng như chính quyền địa phương trong việc can thiệp, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại. Chính quyền địa phương cần có những giải pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, éo le có trẻ em để đảm bảo điều kiện về vật chất, tinh thần cho các bậc cha, mẹ, người giám hộ, những người đang có trọng trách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức của họ đối với vấn đề bảo vệ trẻ em, khơi gợi trong họ tình yêu thương, đạo đức con người và cách giáo dục con một cách khoa học, tôn trọng, đúng pháp luật để giảm nguy cơ bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em trong nhóm những đối tượng này.
Kịp thời phát hiện, can thiệp đối với những trường hợp cha mẹ, người giám hộ, thầy cô giáo có biểu hiện bệnh lý bất thường dẫn đến nguy cơ bạo lực, xâm hại đối với trẻ em cao. Kịp thời can thiệp, các trẻ em khỏi những đối tượng có nguy cơ cao về bạo lực, xâm hại để tránh tình trạng các em phải sống trong môi trường, tình huống nguy hiểm.
Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc bảo vệ cho em. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với việc bảo vệ trẻ em. Khi phát hiện các hành vi bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em, mọi người cần ngăn chặn kịp thời và nhanh chóng thông báo cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất. Cần phải nêu cao trách nhiệm, vai trò của cha, mẹ, người thân, cán bộ cơ sở trong việc phát hiện, can thiệp, xử lý, bảo vệ trẻ em. Kịp thời phát hiện những hiện tượng có nguy cơ bạo hành, xâm hại trẻ em để có những giải pháp kịp thời tránh trường hợp vụ việc xảy ra nhiều lần, thậm chí nhiều năm mới bị phát hiện xử lý, hậu quả đối với trẻ em trở nên nghiêm trọng, khó có thể khắc phục được…
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Ninh Bình: Nâng cao nhận thức cộng đồng trong phòng, chống mua bán người
09-12-2024 07:00 38
-
Quảng Ninh tích cực vận động nguồn lực xã hội chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi
20-11-2024 17:42 05
-
Bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội từ 25/12
24-12-2024 16:28 16
-
Quảng Ngãi nỗ lực thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai
23-12-2024 22:42 50
-
38 cá nhân Cơ sở cai nghiện ma túy Thanh thiếu niên 2 được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thành phố vinh danh
23-12-2024 22:22 36
-
Bình Dương: Tăng cường kiểm tra và xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội
23-12-2024 22:20 15
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00