Gìn giữ nét văn hóa truyền thống của Tết Trung thu trong dòng chảy xã hội hiện đại
(LĐXH)-Trong ký ức của rất nhiều người Việt, Tết Trung thu thường gắn với những hình ảnh quen thuộc như mâm ngũ quả, bánh nướng, bánh dẻo, đèn ông sao, đồ chơi, con vật dân gian, hoạt động động rước đèn, múa lân, phá cỗ. Nhưng cùng với những biến chuyển của thời gian, các biểu tượng truyền thống này cũng dần có sự thay đổi để phù hợp hơn với thị hiếu, lối sống và tư duy của thế hệ đương đại.
Chị Mai Thu, Tổng Giám đốc AZHome Hà Nội đã chia sẻ ký ức Trung thu của thế hệ 8X và những nét thay đổi khác biệt trong vui Tết Trung thu thời nay.
- Tết Trung thu 2023 đang đến rất gần, vậy ký ức về mỗi mùa Trung thu xưa có gợi nhớ trong chị?
Trung thu trong tôi là những chiếc đèn ông sao, đèn cù hay là những chiếc đèn được làm bằng vỏ lon, vỏ hộp xà phòng. Trung thu là có bánh nướng, bánh dẻo, mâm ngũ quả với bưởi, thị, hồng… Chỉ có mỗi dịp Trung thu chúng tôi mới được ăn những món quà giản dị nhưng đậm hương vị quê hương như thế này.
Trung thu trong tôi có rất nhiều kỉ niệm. Mỗi dịp Trung thu, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau làm đèn, rước đèn. Cả một tháng trước Trung thu, hầu như tối nào chúng tôi cũng luyện tập nghi thức và văn nghệ để tham gia biểu diễn, rước đèn, phá cỗ vào chính hội đêm Rằm. Với tôi, Trung thu là Tết đoàn viên, là dịp để sum họp gia đình.
- Thuộc thế hệ 8X, sinh ra và lớn lên giữa sự giao thoa của cái cũ và cái mới, chị cảm nhận người trẻ hiện nay đón Trung thu khác xưa như thế nào?
Tôi sinh ra trong thập niên 80, là thời kỳ giao thoa giữa truyền thống và hiện đại. Tuổi thơ của tôi là những đêm rước đèn, phá cỗ Trung thu theo những cách rất truyền thống. Nhưng cuộc sống hiện đại bây giờ đầy đủ hơn, công nghệ phát triển hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn nên tôi thấy các bạn genZ đón Trung thu tuy cũng có đầy đủ đèn, bánh nướng, bánh dẻo, đồ chơi… song dường như lại bớt phần háo hức hơn ngày xưa.
Có một thời kỳ, tôi thấy đồ chơi Trung thu được nhập khẩu với rất nhiều đồ nhựa, đồ gỗ với nhiều màu sắc và tính năng tiện dụng. Khoảng 3-4 năm gần đây, đồ chơi Trung thu truyền thống đã quay trở lại, được bày bán rất đa dạng với nhiều màu sắc, kiểu dáng và có tính thẩm mỹ hơn. Như vậy, nét văn hóa truyền thống và hiện đại của Tết Trung thu vẫn luôn tồn tại song hành với nhau.
- Là một người yêu thích decor, vậy chị nhìn nhận thế nào khi thế hệ trẻ hôm nay sử dụng cả yếu tố và chất liệu truyền thống xen lẫn hiện đại để trang hoàng nhà cửa hay không gian sống của mình trong dịp Trung thu?
Trên nền chất liệu của truyền thống, mọi người đã đưa vào những hình ảnh và yếu tố hiện đại, ví dụ như, những họa tiết hiện đại phù hợp với thị hiếu của trẻ em như công chúa Elsa hay những câu nói hay, những câu nói hợp với giới trẻ đã được lồng ghép và viết lên những sản phẩm truyền thống trang trí bằng mành hay đèn ông sao, mẹt làm từ tre, nứa. Hay với chất liệu giấy bồi để làm mặt nạ thì bây giờ màu sắc và họa tiết cũng “tây” hơn rất nhiều. Tôi cho rằng, những nét truyền thống vẫn được lưu truyền, không bao giờ bị mất đi, mà chỉ có thể biến đổi như thế nào để phù hợp với xu hướng.
- Tại thời điểm này, chị có thể bật mí cho độc giả được biết Tết Trung thu 2023 trong không gian sống của chị sẽ được trang trí theo xu hướng nào?
Tôi đã chuẩn bị trang trí đón Trung thu cách đây khoảng nửa tháng rồi. Trong công ty, cửa hàng và nhà tôi, mỗi nơi đều có một góc nhỏ trang trí Trung thu để khách hàng cùng đến checkin và bạn bè, con cái của tôi được tìm hiểu và tận hưởng không khí Trung thu giống như tôi ngày xưa.
Về cơ bản, tôi dựa theo xu hướng thẩm mỹ và gu của mọi người nhưng vẫn giữ những nét truyền thống kết hợp với hiện đại để mọi người tham khảo. Tôi có những công cụ về công nghệ để hỗ trợ mọi người xem như thế nào hợp với mình, rồi test thử đồ trang trí, đồ decor và đồ nhà bếp.
Tôi thấy xu hướng của khách hàng bây giờ vẫn muốn duy trì những nét văn hóa truyền thống nhưng mọi người tập trung quan tâm đến thẩm mỹ hơn. Vào các dịp như Tết Đoan ngọ, Rằm tháng Bảy, Trung thu, Halloween, Noel và Tết Nguyên đán, các gia đình khá đầu tư cho trang hoàng không gian, nhà cửa. Họ thường trang trì đồng bộ từ nhà bếp, phòng khách cho đến ban công theo một chủ đề nhất định. Rất nhiều người còn trang trí những set trà chiều, trà bánh thật đẹp để có thể chụp ảnh, checkin rồi mời khách đến nhà tụ tập.
- Việc gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại theo chị có ý nghĩa như thế nào?
Với gia đình tôi, mỗi dịp lễ, Tết chính là dịp bố mẹ và các con được gần gũi với nhau. Tôi luôn động viên các con cùng bố mẹ, người thân tham gia trang trí, trang hoàng nhà cửa theo phong tục truyền thống ngàn đời của dân tộc. Những câu chuyện, những kỷ niệm về Trung thu, về tuổi thơ của ông bà, cha mẹ theo đó sẽ được tiếp nối và như một mạch nước ngầm trong mát nuôi dưỡng tâm hồn những đứa trẻ và gắn kết tình cảm gia đình hơn. Như một lẽ tự nhiên, những đứa trẻ từng bước được tiếp cận được với văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó sẽ có được những kiến thức, hiểu biết, tấm lòng và sự tự tin để lớn dần lên và bước ra xã hội.
Mong rằng, Trung thu 2023, mọi người hãy dành thời gian cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để cùng lan tỏa một mùa Trung thu yêu thương, đầm ấm và hạnh phúc./.
- Cảm ơn chị đã chia sẻ!
-
'Diễm Xưa' chê HIEUTHUHAI vì giày đen tất trắng: Tư duy lỗi thời?
24-12-2024 14:36 06
-
"Dấu ấn runner" tại PV GAS - Hành trình năng lượng xanh
23-12-2024 18:45 29
-
Năm 2024: Làng nhạc Việt ồn ào nhất 'cú xoạc chân' của Thanh Lam
23-12-2024 13:09 46
-
Loạt chương trình đặc sắc chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam trên VTV
17-12-2024 14:06 16
-
Sắc màu tại không gian Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024
10-11-2024 08:54 08
-
Nestlé khởi động Chương trình “Cùng Nestlé, Cầu Tết Chất Lượng Trong Tay” tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam
15-12-2024 16:36 09
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00