Hà Giang chú trọng thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên
(LĐXH)- Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hà Giang đã chú trọng thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Cụ thể, đối với chính sách việc làm, tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp về kết nối thị trường, kết nối cung cầu lao động, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các chủ trương, chính sách về về việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Tính từ năm 2021, 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh đã tổ chức 593 hội nghị tư vấn giới thiệu việc làm, học nghề, định hướng nghề nghiệp cho 37.088 người. Trong đó, giới thiệu việc làm thành công 3.328 người; tiếp nhận 5.192 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng là 4.832 người.
Thực hiện hỗ trợ người lao động Hà Giang đi làm việc ở nước ngoài và làm việc ngoài tỉnh (từ năm 2021 - tháng 6/2023) theo Nghị quyết số 27/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh với kinh phí 2.932,4 triệu đồng, bao ggồm: hỗ trợ cho 1.861 lao động đi làm việc ngoài tỉnh với 2.791,5 triệu đồng ; hỗ trợ 31 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 87 triệu đồng; hỗ trợ cho tổ chức tư vấn, đưa lao động đi làm việc ngoài tỉnh với số tiền 53,9 triệu đồng.
Từ năm 2021 đến tháng 6/2023, Hà Giang đã giải quyết việc làm cho 66.598 lao động; trong đó làm việc tại địa phương là 19.426 người, đi làm việc ngoài tỉnh 46.771 và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng là 401 người.
Thực hiện chính sách về giáo dục, Hà Giang tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP bình quân cho 287.201 lượt học sinh; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 44.254 trẻ mẫu giáo theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP; trợ cấp tiền ăn, tiền trọ cho 63.311 học sinh bán trú theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP và hỗ trợ gạo cho 63.861 học sinh. Hỗ trợ 38.180 lượt học sinh bán trú hưởng theo Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Tỉnh cũng đã chú trọng củng cố, phát triển hệ thống Trường Phổ thông dân tộc nội trú, Phổ thông dân tộc bán trú nhằm nâng cao tỷ lệ huy động học sinh tới lớp, duy trì sĩ số và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Toàn tỉnh có 13 Trường Phổ thông dân tộc nội trú, 185 Trường Phổ thông dân tộc bán trú, 93 trường phổ thông có học sinh bán trú. Tổng số học sinh nội trú cấp THCS và THPT là 4.849 học sinh; số trẻ, học sinh bán trú được hưởng chế độ chính sách là 85.677 học sinh, do cha mẹ đóng góp là 20.272 học sinh. Tỷ lệ huy động trẻ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99,05% dân số trong độ tuổi.
Đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp (năm 2021 đến tháng 6/2023), toàn tỉnh tổ chức đào tạo 24.416 người, trong đó: cao đẳng nghề 412 người hệ trung cấp: 2.271 người, hệ sơ cấp và dưới 3 tháng 21.733 người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2023 ước đạt 58,2%...
Về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, tỉnh Hà Giang tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở từ nguồn xã hội hóa theo Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 25/7/2019 của Ban chỉ đạo thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ kinh phí xã hội hóa (hỗ trợ bình quân 60 triệu đồng/hộ).
Trong năm 2021 và 2022, Hà Giang đã triển khai hỗ trợ 3.113 nhà với kinh phí 186,78 tỷ đồng; lũy kế từ tháng 7/2019 đến hết tháng 12/2022, toàn tỉnh đã triển khai hỗ trợ được 6.710 nhà với tổng kinh phí hỗ trợ trên 398 tỷ đồng và trên 343 ngàn ngày công hỗ trợ. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 tiếp triển khai hỗ trợ xây dựng 47 nhà Đại đoàn kết từ Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, trị giá 2.350 triệu đồng.
Có thể nói, nhờ chú trọng thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện hiệu quả các chương trình, mục tiêu và kế hoạch của Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2022 toàn tỉnh giảm 5,17%, giảm 8.889 hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,0%, giảm 8.784 hộ nghèo; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,17%, giảm 105 hộ cận nghèo so với đầu năm 2022. Tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh Hà Giang đến cuối năm 2022 còn 49,95%, trong đó, số hộ nghèo 70.318 hộ, chiếm tỷ lệ 37,08% tổng số hộ toàn tỉnh; hộ cận nghèo 24.409 hộ, chiếm tỷ lệ 12,87%; số hộ không nghèo 94.888 hộ, chiếm tỷ lệ 50,04% tổng số hộ toàn tỉnh.
Trong năm 2023, tỉnh Hà Giang tiếp tục phấn đấu giảm trên 4% tỷ lệ nghèo đa chiều. Trong đó, tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 4,7%, các huyện nghèo giảm từ 6% trở lên (giảm trên 8.040 hộ nghèo, cận nghèo). Tỷ lệ nghèo đa chiều cuối năm 2023 còn khoảng 45,75%.
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Chương trình "Tết cho trẻ em nghèo" trao tặng hàng chục suất quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
12-01-2025 20:07 40
-
Hà Nội: Chợ đồ cũ Vạn Phúc sầm uất, tiểu thương vẫn gặp khó
12-01-2025 13:33 05
-
Hà Nội: Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả công tác uỷ thác cho vay tín dụng chính sách xã hội
12-01-2025 13:32 51
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46