Hà Giang: Đẩy mạnh hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
(LĐXH) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Hà Giang đang tập trung chỉ đạo các huyện nghèo triển khai Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo.
Các huyện nghèo trong tỉnh đang tập trung giải ngân nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trên 277 km. Toàn tỉnh có 01 thành phố, 10 huyện (trong đó có 7 huyện nghèo) với 193 xã, phường, thị trấn (trong đó cuối năm 2021 Hà Giang còn 127 xã đặc biệt khó khăn), 2.071 thôn tổ dân phố (trong đó có 1.353 thôn đặc biệt khó khăn); dân số trên 90 vạn người, gồm 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm đa số, tiếp đến là dân tộc Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giấy, La Chí.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Giang đang tập trung chỉ đạo thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội 7 huyện nghèo.
Với tổng kinh phí 538.867 triệu đồng: Ngân sách trung ương bố trí 523.172 triệu đồng (trong đó: đầu tư phát triển 508.369 triệu đồng; sự nghiệp 14.803 triệu đồng); ngân sách địa phương đối ứng 15.695 triệu đồng (trong đó: đầu tư phát triển 15.251 triệu đồng; sự nghiệp 444 triệu đồng).
Vốn đầu tư phát triển 523.620 triệu đồng: UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động - TBXH và các ngành chức năng rà soát danh mục đầu tư của 7 huyện nghèo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và đã được UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư trước khi phê duyệt danh mục công trình/dự án đầu tư tại Công văn số 2758/UBND-KTTH ngày 12/9/2022 và Công văn số 2805/UBND-KTTH ngày 15/9/2022. Sau khi cho chủ trương danh mục đầu tư, UBND các huyện nghèo đã trình HĐND cấp huyện ban hành Nghị quyết phê duyệt danh mục và phân bổ vốn đầu tư năm 2022; UBND huyện ban hành quyết định phân bổ vốn và giao cho Ban quản lý cấp huyện triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Trung ương và của tỉnh. Năm 2022, các huyện triển khai đầu tư khởi công mới 62 công trình liên xã thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo, bao gồm: 47 công trình giao thông, 1 công trình điện, 8 công trình trường học, 1 công trình y tế, 3 công trình nước sinh hoạt, 1 công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và 1 công trình chợ do cộng đồng đề xuất. Giải ngân 96.349 triệu đồng, đạt 18,4% KH vốn.
Từ nguồn vốn sự nghiệp: 15.247 triệu đồng (Vốn duy tu bảo dưỡng), tỉnh phân bổ cho 7 huyện nghèo. Các huyện thực hiện phân bổ duy tu 12 công trình (gồm: 6 công trình giao thông, 2 công trình nước sinh hoạt, 2 công trình thủy lợi, 1 công trình trường học, 1 công trình nhà văn hóa). Giải ngân 5.611 triệu đồng, đạt 36,8% KH vốn.
Hiện nay, cả 7 huyện nghèo của tỉnh đang triển khai hoàn thiện các thủ tục đầu tư theo quy định. Tổng số đối tượng hưởng lợi là 106.300 hộ, trong đó 56.728 hộ nghèo, 15.923 hộ cận nghèo, 29.154 hộ dân tộc thiểu số.
Triển khai đề án hỗ trợ huyện Quản Bạ và Bắc Mê thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2022 trung ương chưa cấp kinh phí thực hiện tiểu dự án này. Hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 10/11/2022, kế hoạch hỗ trợ huyện Quản Bạ và Bắc Mê của tỉnh Hà Giang thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025. Vốn trung ương thông báo cho tỉnh Hà Giang thực hiện năm 2023 là 149.507 triệu đồng (vốn đầu tư 135.507 triệu đồng, vốn sự nghiệp 13.550 triệu đồng).
Tỉnh cũng thực hiện theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo. Quy định cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện một số hoạt động đầu tư của Chương trình bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, lãng phí; không sử dụng vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên. Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân. Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Bảo đảm công khai, minh bạch và tập trung vào các vùng khó khăn, vùng nghèo trọng điểm, ưu tiên theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm đủ mức đầu tư, hỗ trợ để phát huy nhanh hiệu quả, không dàn trải; Việc phân bổ phải dựa trên hệ thống tiêu chí cụ thể cho từng loại đối tượng và từng chính sách, đề án một cách tối ưu nhất.
Trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, các huyện, thành phố chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01