Hà Giang hỗ trợ 100% trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng
(LĐXH)- 100% trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng sẽ được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội…
Ngày 30/6/2021, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.
Theo đó, mục tiêu chung của Kế hoặc nhằm bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng; ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật. Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để tự biết bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, gồm: xử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Về mục tiêu cụ thể, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang đề ra 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn. 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội. Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Các trang web tên miền quốc gia “.vn”, các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam: tự thực hiện phân loại nội dung phù hợp với các độ tuổi của trẻ em; nếu có cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho trẻ em, tự triển khai các giải pháp để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em quản lý việc sử dụng ứng dụng, dịch vụ của trẻ em.
Để đạt được các mục tiêu trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Giang đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Trong đó, đối với giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng, tỉnh sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, đổi mới cách thức nội dung theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội. Tăng cường hiển thị trên các kênh truyền hình số điện thoại Tổng đại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chỉ liên hệ của các trung tâm, tổ chức tư vấn, cứu trợ khẩn cấp.
Đẩy mạnh các hình thức tư vấn hỗ trợ trẻ em thông qua tư vấn học đường; phát triển các chương trình, hình thức giáo dục dành cho đối tượng trẻ em không đến trường thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ dân phố. Khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự bảo vệ mình, tìm hiểu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo hành vi có nguy cở xâm hại khi tham gia môi trường mạng.
Đồng thời, hướng dẫn thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ học tập trên môi trường mạng để trẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả và an toàn. Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.
Tỉnh Hà Giang sẽ triển khai thực hiện theo hệ thống việc thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất; có cơ chế kết nối để các nhà cung cấp dịch vụ Internet có thể tích hợp chế độ báo cáo tự động về các nội dung nguy hại, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phối hợp triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin, giám sát việc tuân thr chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Tiếp đó, tỉnh nghiên cứu đề xuất thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ giúp trẻ phục hồi về tâm lý, thể chất và tinh thần khi bị xâm hại trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ pháp lý cho trẻ. Đối với trẻ em bị xâm hại, lạm dụng tình dục qua môi trường mạng cần có chuyên gia tâm lý tư vấn trực tiếp để giảm thiểu các tác động từ dầu, đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm và hỗ trợ định hướng cho trẻ phục hồi.
Từng bước hình thành mạng lưới bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân và một số trẻ em. Đây là mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức, tư vấn, hỗ trợ triển khai các biện pháp hành chính, kỹ thuật cho mỗi thành viên và tới cộng đồng xã hội đối với vấn đề bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng...
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Phú Lộc: Huy động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo
15-10-2024 11:13 41
-
Cù Lao Dung: Giảm nghèo hiệu quả nhờ đưa lao động đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng
15-11-2024 09:56 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23