Tổng số hồ sơ tiếp nhận thực hiện Dịch vụ công liên thông đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí: 2.803 hồ sơ; Số hồ sơ đã hoàn thành, trả kết quả cho công dân: 1.319 hồ sơ; Số hồ sơ đang xử lý: 400 hồ sơ; Số hồ sơ chờ tiếp nhận: 0 hồ sơ; Số hồ sơ từ chối xử lý: 1.084 hồ sơ.
Triển khai thực hiện mô hình 38 về Phân tích tình hình lao động: Kết quả thu thập thông tin người lao động đã cập nhật vào phần mềm dữ liệu năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh là 598.731 người, trong đó: Thành phố Phủ Lý: 65.671 người (đạt 53,9%); Thị xã Duy Tiên: 79.832 người (đạt 79,8%); Huyện Thanh Liêm: 104.011 người (đạt 100%); Huyện Kim Bảng: 91.847 người (đạt 86%); Huyện Lý Nhân: 165.978 người (đạt 99,8%); Huyện Bình Lục: 91.392 người (đạt 75,1%).
Chỉ đạo triển khai kịp thời các mô hình, nhiệm vụ khác thuộc Đề án 06 như Mô hình 20 - Triển khai cho vay tín chấp công dân đối với hộ nghèo, người có công. Mô hình Quản lý Chương trình An sinh xã hội thông qua VneID…
Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội và Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong thời gian qua còn gặp rất nhiều khó khăn như: Kết quả cấp tài khoản và thực hiện chi trả tiền qua tài khoản an sinh cho các đối tượng còn hạn chế. Các đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ phần lớn là những người cao tuổi, già yếu, gặp nhiều khó khăn trong việc trang bị, sử dụng điện thoại thông minh, đi lại khó khăn; một số đối tượng không có nhu cầu sử dụng tài khoản an sinh xã hội và còn băn khoăn các khoản chi phí phát sinh khi sử dụng tài khoản an sinh xã hội...
Kết quả thực hiện dịch vụ công Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công của tỉnh còn thấp so với hồ sơ đề nghị trực tiếp.
Để người dân ngày càng được tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi nhất và thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội đạt hiệu quả cao trong thời gian tới tỉnh Hà Nam đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp như:
- Một là, tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chuyển đổi số trong lĩnh vực an sinh xã hội và Đề án 06 đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Tuyên truyền, vận động các đối tượng hưởng trợ cấp an sinh xã hội mở tài khoản an sinh xã hội và sử dụng tài khoản để thanh toán không dùng tiền mặt.
- Hai là, tiếp tục triển khai sử dụng có hiệu quả các nền tảng, công nghệ số, số hoá, đặc biệt là các hệ thống phần mềm quản lý đối tượng thuộc lĩnh vực Lao động, Người có công và Xã hội.
- Ba là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt như tiếp tục rà soát, đối chiếu thông tin và cấp tài khoản cho các đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo. Thực hiện chi trả qua tài khoản cho các đối tượng đã có tài khoản.
- Bốn là, chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành, địa phương tích cực phối hợp thực hiện các Mô hình, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan./.
Mỹ Hằng
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01