Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới được tổ chức từ ngày 15/11 đến 15/12 hằng năm, là sự kiện truyền thông, là điểm nhấn có ý nghĩa quan trọng tạo ra những hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân, cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, rút ngắn khoảng cách giới trong hầu hết các lĩnh vực. Bình đẳng giới là một trong những chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới. Chính vì vậy, công tác bình đẳng giới luôn được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội quan tâm, chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện. Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 có chủ đề: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”
Trong phát biểu khai mạc sự kiện, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội nhấn mạnh: Năm 2024 là năm được gọi là năm tăng tốc, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030; các Chương trình, Đề án, dự án liên quan đến bình đẳng giới và thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ. Trong thời gian qua, thành phố đã triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ vào vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021-2030, các chỉ tiêu về Chiến lược quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 tiếp tục được các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm thực hiện.
Bên cạnh đó, công tác an sinh xã hội tiếp tục được thành phố quan tâm, thực hiện kịp thời, đúng, đủ, đảm bảo các quy định của Trung ương và chính sách đặc thù của thành phố. Trong đó, chú trọng đối tượng phụ nữ và trẻ em; công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh được quan tâm, triển khai thực hiện. Trong 10 tháng năm 2024, đã có 28.867 lao động nữ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngoài các chính sách chung, thành phố còn triển khai thực hiện các chính sách, chương trình chuyên đề, đặc thù liên quan đến bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ đã giúp phụ nữ Thủ đô có cơ hội học tập, tiến bộ, tiếp cận các nguồn lực ưu đãi, góp phần khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, Đề án ”Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2025”; Chương trình phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Đưa việc giảng dạy nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non và trình độ đại học giai đoạn 2024-2025”...
Để “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương” có thể lan toả khắp thủ đô Hà Nội, công tác bình đẳng giới cần sự chung sức của các Sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã quan tâm tăng cường thực hiện các yêu cầu, nội dung đề ra tại Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 21-10-2024 của UBND thành phố, trong đó tập trung 5 nhiệm vụ trọng tâm, bao gồm:
Một là, tuyên truyền chủ đề, thông điệp, các hoạt động của Tháng hành động bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế của địa phương đặc biệt huy động sự tham gia hưởng ứng tích cực của nam giới;
Hai là, tuyên tryền các chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em nói riêng, vai trò của việc tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái trong việc thúc đẩy bình đẳng giới;
Ba là, tăng cường thực hiện số hóa trong truyền thông để lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái;
Bốn là, huy động các nguồn lực để triển khai Tháng hành động, tăng cường xã hội hóa các hoạt động truyền thông và hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nạn nhân bị xâm hại, bạo lực, mua bán, bóc lột, người chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu...;
Năm là, kiểm tra việc thực hiện bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trong Tháng hành động. Xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và trong thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội.
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã trao tặng 100 suất quà cho 100 trẻ em là con của người lao động có hoàn cảnh khó khăn sống trên địa bàn các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức với tổng trị giá 135 triệu đồng./.
Đăng Doanh
-
Thành phố Lào Cai làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công
21-12-2024 20:16 01
-
Quảng Bình: Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, giúp giảm nghèo bền vững
21-12-2024 16:58 49
-
Bình Định: Tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo
21-12-2024 16:58 40
-
Nam Định: Lan toả sâu rộng phong trào hỗ trợ nhà cho người nghèo
16-12-2024 14:16 32
-
Chương trình “Kết nối những vòng tay” – Chủ đề Tết cho trẻ em nghèo năm 2024: Món quà yêu thương dành cho Trường Mầm non xã Diễn Yên
20-12-2024 07:34 08
-
“Mùa xuân cho em” lần thứ 18 tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn
20-12-2024 07:19 40