Hà Nội: Nhiều động lực giúp công nghiệp hỗ trợ Thủ đô “cất cánh”
(LĐXH)- Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề như sản xuất linh kiện, phụ tùng, xe máy, ôtô…
Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng mạnh
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nhiều lĩnh vực từ hỗ trợ hạ tầng, phát triển thương hiệu, kết nối ứng dụng các khoa học kỹ thuật, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại khuyến công trong và ngoài nước để các doanh nghiệp của Thành phố có thể kết nối được với các doanh nghiệp trong khu vực châu Á và các nước tiên tiến trên thế giới nói chung từ đó thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND về quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của TP. Hà Nội". Bên cạnh đó, thực hiện Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2316/QĐ-UBND TP, ngày 05/6/2020 về phê duyệt chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội, giai đoạn 2020- 2025 và Kế hoạch số 35/KH-UBND, ngày 27/01/2022, thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022.
Gian hàng tham gia Hội chợ Công nghiệp Hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022
Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 góp phần đưa Hà Nội trở thành Thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, công nghiệp xanh, Thành phố đã chỉ đạo Sở Công Thương cùng các sở ngành, đơn vị liên quan, các hội, hiệp hội… trên địa bàn triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tạo mặt bằng phát triển các khu, cụm công nghiệp để các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào đầu tư; kết nối doanh nghiệp tham gia các chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng trong nước và quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại…
Thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội đã tích cực tham mưu với UBND TP. Hà Nội, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố nhằm thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp và ngành công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô và cả nước.
Thông qua các chương trình, kế hoạch cụ thể hằng năm, các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ đã được triển khai rộng khắp đến các doanh nghiệp và phát huy tác dụng tích cực.
Những nỗ lực thúc đẩy công tác phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thể hiện rõ ràng qua các con số: các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Thành phố liên tục tăng lên cả về số lượng, quy mô, chất lượng, lĩnh vực ngành nghề tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: Sản xuất linh kiện, phụ tùng - đây là nhóm doanh nghiệp chủ chốt, cung cấp sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện - điện tử; sản phẩm phục vụ ngành dệt may - da giày; sản phẩm cho công nghiệp công nghệ cao, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên.
Trong đó, có rất nhiều doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.
6 giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố
Hà Nội hiện có khoảng 900 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Đến thời điểm này, toàn thành phố có khoảng 900 doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, có gần 300 doanh nghiệp đã có những sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế.
Theo Kế hoạch số 35/KH-UBND thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu có khoảng 920 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, trong đó, có khoảng 300 doanh nghiệp có hệ thống sản xuất và sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ năng lực cung ứng vào mạng lưới sản xuất toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Giá trị sản xuất của công nghiệp hỗ trợ chiếm khoảng 16% giá trị sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo; chỉ số phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trên 11%.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Kế hoạch cũng đã đề ra 6 giải pháp cụ thể, như: Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này; hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu; hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm;...
Hà Nội cũng có các kế hoạch tổ chức hội chợ công nghiệp hỗ trợ năm 2022 cho các doanh nghiệp của địa phương và các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp nước ngoài. Tăng cường các hoạt động quảng bá, kết nối giao thương trực tuyến, ứng dụng công nghệ thực tế ảo; hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại; mua bản quyền, sáng chế, phần mềm (bao gồm cả chuyển đổi số), thuê chuyên gia nước ngoài và đào tạo nguồn nhân lực…
Thành phố hỗ trợ 150 triệu đồng/đơn vị tham gia hội chợ quốc tế; hỗ trợ tối đa tới 50% chi phí đầu tư cho dự án đổi mới công nghệ. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ quan tâm hỗ trợ thực chất nhất, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng, các doanh nghiệp sản xuất nói chung phát triển.
Dự kiến trong năm nay, Hà Nội sẽ khởi công hết 43 cụm công nghiệp đã kêu gọi đầu tư và trong 1-2 năm tới sẽ có hàng nghìn hecta mặt bằng phục vụ doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội chia sẻ, để công nghiệp hỗ trợ của Thủ đô có thể “cất cánh” trong thời gian tới, chúng tôi rất kỳ vọng Chính phủ sẽ trình Quốc hội sớm ban hành Luật Phát triển công nghiệp và trong đó có những chính sách cụ thể cho ngành công nghiệp hỗ trợ để từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Đặc biệt là tạo các cơ chế chính sách về vốn, khoa học công nghệ, tiếp cận mặt bằng, giao thương quốc tế, tham gia các hội chợ thường niên để các doanh nghiệp Việt Nam có thể thường xuyên được kết nối, trao đổi thông tin. Từ đó, các doanh nghiệp có thể gặp gỡ, trao đổi, xúc tiến thương mại qua các kênh online, offline./.
Thảo Lan
Từ khóa:
-
Chi 3.550 tỷ đồng làm KCN ở Hải Phòng: Ai đứng sau Idico Vinh Quang?
09-01-2025 15:38 51
-
Vinamilk mở đầu năm 2025 với hàng loạt giải thưởng về thương hiệu, đổi mới sáng tạo
09-01-2025 15:37 58
-
NSX 'Anh trai vượt ngàn chông gai' bị phạt thuế
09-01-2025 15:37 21
-
Grab đồng hành giúp người dùng Việt chuẩn bị và trải nghiệm Tết Nguyên đán thuận lợi, an nhàn hơn
08-01-2025 16:24 20
-
Bán hơn 3 triệu xe, Kia lập kỷ lục doanh số trong năm 2024
08-01-2025 15:46 27
-
Nvidia ra mắt siêu máy tính AI mạnh gấp 1.000 lần máy tính thông thường
08-01-2025 15:46 10
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46