Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
(LĐXH)- Trong Quý I, các đơn vị thuộc khối Bảo trợ xã hội đã nỗ lực, cố gắng, vượt qua khó khăn, dịch bệnh, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tiếp tục nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đối tượng.
Thông tin tại Hội nghị giao ban khối Bảo trợ xã hội Quý I năm 2023, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm các tháng tiếp theo, do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cho biết: Trong Quý I, Hà Nội đã thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng 2.905 đối tượng bảo trợ xã hội (gồm: 363 trẻ không có nguồn nuôi dưỡng; 105 người cao tuổi cô đơn; 1.436 người tâm thần; 639 người khuyết tật khác, 306 người lang thang xin tiền, 56 người nhiễm HIV).Chăm sóc đối tượng (ảnh minh họa)
Thực hiện đúng, đủ chế độ nuôi dưỡng; thực đơn được thay đổi hàng ngày, đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp với tình trạng sức khỏe, lứa tuổi của từng nhóm đối tượng.
Lương thực, thực phẩm nhập vào có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm tra chất lượng; chế biến đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm; lưu mẫu thức ăn và công khai tài chính. 100% đối tượng mới vào đơn vị đều được khám sức khỏe ban đầu, lập sổ theo dõi sức khỏe, khám định kỳ, chữa các bệnh trong trường hợp vượt quá khả năng chữa trị của đơn vị (102 lượt đối tượng).
Trẻ nhỏ được tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia. Một số đơn vị đã phối hợp với Bệnh viện Phổi Hà Nội khám sàng lọc lao miễn phí theo kế hoạch hàng năm cho cán bộ và đối tượng, đặc biệt là các đối tượng lang thang, tâm thần.
Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, các đơn vị đã chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, nghiêm túc tuân thủ các quy định của cơ quan y tế; chăm sóc tốt các trường hợp bị nhiễm bệnh để bảo vệ sức khỏe của đối tượng, không để lây lan dịch bệnh, hạn chế tối đa trường hợp tử vong.
Các đối tượng được chăm sóc y tế chu đáo, nên phục hồi nhanh. Việc chủ động triển khai các biện pháp phòng chống các dịch bệnh khác, thường xuyên phun thuốc khử khuẩn, lau dọn nhà cửa, phòng ở, phòng làm việc.
Các hoạt động tăng gia lao động, sản xuất được các đơn vị tiếp tục duy trì như: chăn nuôi lợn, gà, thả cá, làm đậu phụ, trồng rau củ quả... đã cải thiện chất lượng bữa ăn cho đối tượng và đời sống cán bộ. Kết quả đã thu được: 13.869 kg thịt lợn hơi; 3.684 kg thịt gia cầm; 31.920 kg rau củ quả các loại và các loại cá, đậu phụ; trứng, nấm…
Năm học 2022 – 2023, có 486 trẻ tại 07 trung tâm đang tham gia các lớp học văn hóa tại cộng đồng, trong đó: mẫu giáo 29 em; tiểu học: 241 em, THCS 89 em; THPT 51 em; cao đẳng, đại học 55 em và học nghề 21 em. Ngoài ra có 268 trẻ khuyết tật đang học chương trình giáo dục đặc biệt tại 02 trung tâm.
Các Trung tâm Bảo trợ xã hội và Làng Trẻ em Birla, Làng Trẻ em SOS duy trì các hoạt động thể dục, thể thao; câu lạc bộ văn nghệ. Tăng cường hướng dẫn trẻ kỹ năng sống, biết tự chăm sóc bản thân, kỹ năng bảo vệ phòng chống thương tích, tai nạn, xâm hại. Các hoạt động dạy kỹ năng sống và các hoạt động hướng nghiệp cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các khóa học nghề, để nắm bắt những kiến thức, kỹ năng nghề cơ bản giúp ích cho hoạt động nghề nghiệp sau này.
Đối với công tác cung cấp dịch vụ CTXH và quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em, trong quý I/2023, Trung tâm CTXH và Quỹ BTTE đã tiếp nhận, trợ giúp 119 vụ việc với 153 đối tượng, đạt 72,5% so với cùng kỳ năm 2022 (từ ngày 15/12/2022 đến 14/3/2023). Hỗ trợ đột xuất 04 trường hợp (5 trẻ) với kinh phí 13 triệu đồng. Vận động nguồn lực với kinh phí trên 1,204 tỷ đồng, trong đó có 174 triệu đồng tiền mặt.
Ông Nguyễn Hồng Dân – Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, để tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, thời gian tới khối Bảo trợ xã hội cần tiếp tục đổi mới công tác quản lý, từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc theo hướng chuyên nghiệp, trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng phải chú trọng việc nuôi dưỡng để phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tâm lý của đối tượng.
Tiếp tục đầu tư sử dụng hiệu quả tài sản trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đối tượng; chú trọng đào tạo và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ chăm sóc y tế đối với cán bộ, viên chức và người lao động thông qua hệ thống các trường nghề thuộc Sở.
Cùng với đó, huy động các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ các chi phí chăm sóc y tế khi phải điều trị dài ngày tại các bệnh viện; kết nối thông tin giải quyết việc làm trên hệ thống sàn giao dịch với đối tượng để tạo sinh kế cho đối tượng, từng bước hòa nhập cộng đồng./.
Hồng Hà
Từ khóa:
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55
-
Nam Định quan tâm tu bổ các công trình ghi công liệt sĩ
12-11-2024 17:27 25
-
Vay vốn tín dụng chính sách để phát triển nghề đồ gỗ mỹ nghệ
12-11-2024 17:27 08
-
Tăng cường tuyên truyền, nâng cao năng lực phòng, chống tội phạm mua bán người
12-11-2024 14:29 01