Hà Nội: Phát huy hiệu quả vốn vay tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác
(LĐXH)- Trong thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trong công tác chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thủ đô, góp phần giúp họ nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Sau đây là những chia sẻ của ông Phạm Văn Quyết - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội về các chương trình cho vay nhà ở xã hội, giải quyết việc làm và việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của NHCSXH Hà Nội.
Sau đây là những chia sẻ của ông Phạm Văn Quyết - Phó Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội về các chương trình cho vay nhà ở xã hội, giải quyết việc làm và việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của NHCSXH Hà Nội.
- Thưa ông, công tác cho vay nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đang được triển khai như thế nào?
Chương trình cho vay Nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ được triển khai từ năm 2018. Trong những năm qua NHCSXH Thành phố đã thường xuyên phối hợp với Sở Xây dựng rà soát các dự án Nhà ở xã hội trên địa bàn để nắm bắt nguồn cung nhà ở xã hội và nhu cầu vay vốn của các đối tượng mua, thuê mua căn hộ tại các dự án này, bên cạnh đó cũng tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương triển khai tuyên truyền, rà soát những trường hợp xây nhà, sửa nhà đúng đối tượng được vay vốn, đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ cho vay.
Chương trình cho vay này có mức cho vay tương đối cao, thời hạn dài và lãi suất ưu đãi nên thực sự là nguồn hỗ trợ quan trọng đối với các đối tượng người thu nhập thấp để họ có điều kiện an cư, lạc nghiệp.
Đến nay, tổng dư nợ cho vay Nhà ở xã hội của NHCSXH Hà Nội là 280,1 tỷ đồng cho 644 khách hàng vay vốn; trong đó có 555 hộ vay mua căn hộ nhà ở xã hội, 89 khách hàng vay vốn để xây mới, sửa chữa nhà ở.
Nguồn vốn để cho vay chương trình này hàng năm được TW phân bổ cho địa bàn Hà Nội cũng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; năm 2022 và năm 2023 nguồn vốn cho chương trình này được bổ sung nhiều hơn. Người dân ai có nhu cầu vay vốn đều có thể tìm hiểu về chính sách này tại các điểm giao dịch xã của NHCSXH được đặt tại UBND các xã phường thị trấn, hoặc có thể tìm hiểu qua các tổ Tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, tổ dân phố.
- Ông có thể đánh giá về những kết quả đạt được trong công tác cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hà Nội những năm qua?
Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn vốn trung ương và nguồn nhận ủy thác của địa phương đã góp phần thu hút, tạo việc làm ổn định, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, đẩy lùi nạn tín dụng đen ở khu vực nông thôn, góp phần đáng kể vào cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn Thủ đô.
Tín dụng chính sách xã hội được triển khai gắn với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phát triển chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm...đã thực sự phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác sử dụng vốn vay hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập ổn định, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn Hà Nội, đồng thời góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình 04/CTr-TU và Chương trình 08/CTr-TU của Thành ủy. Nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua NHCSXH đã giúp hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn, hộ khó khăn tại khu vực đô thị thay đổi thói quen, nhận thức trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển kinh tế, tạo thu nhập ổn định cho gia đình để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đến 30/1/2023, Chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm của NHCSXH Hà Nội có dư nợ 9.646,5 tỷ đồng với trên 191 nghìn người đang dư nợ, tạo việc làm cho trên 200 nghìn lao động.
- Để tăng cường các dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội đã triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử như thế nào và phản hồi của khách hàng về những tiện ích này ra sao, thưa ông?
Từ tháng 12/22022, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chính thức triển khai dịch vụ Ngân hàng điện tử (Mobile Banking) đến khách hàng dưới hình thức ứng dụng trên điện thoại di động. Dịch vụ này mang đến nhiều tiện lợi cho khách hàng, thực hiện các giao dịch 24/7 nhanh chóng. Khách hàng không phải mất thời gian chờ đợi như giao dịch tại quầy giao dịch ngân hàng, đồng thời có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào, chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet.
Sau hơn 2 tháng triển khai trên địa bàn Hà Nội, đến nay, chúng tôi đã mở tài khoản Mobile Banking cho gần 1.000 khách hàng là cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ trưởng tổ Tiết kiệm và vay vốn và một số người vay vốn có điện thoại thông minh có kết nối internet.
Phản hồi của khách hàng về tiện ích này là giao diện đẹp, dễ sử dụng, chuyển tiền nhanh. Đặc biệt, hiện nay, để khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện miễn phí chuyển tiền cho khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Banking của NHCSXH đến hết 30/6/2023.
- Xin cảm ơn ông./.
Thảo Lan
-
Thành phố Hồ Chí Minh số lao động rút BHXH một lần giảm mạnh
11-01-2025 10:49 00
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
TP.HCM: Lập Đoàn 35 thăm tặng quà các đơn vị, cá nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025
09-01-2025 15:37 31
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46