Hà Nội quan tâm tới chính sách điều dưỡng cho người có công và thân nhân
(LĐXH)- Những năm qua, không chỉ quan tâm bằng thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ chỗ ở, TP Hà Nội còn đặc biệt chú ý đến cải thiện sức khỏe người có công và thân nhân thông qua hoạt động điều dưỡng.
Theo quy định của Trung ương, người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng 2 năm một lần. Năm 2022, HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2022/NĐ-HĐND, theo đó từ năm 2023, vào năm không thực hiện chính sách của Trung ương, TP Hà Nội bố trí kinh phí để người có công và thân nhân liệt sĩ được đi điều dưỡng.
Nghĩa là, từ năm 2023 người có công và thân nhân liệt sĩ được điều dưỡng một năm 1 lần. Đặc biệt, đối tượng đi điều dưỡng được hỗ trợ tiền khám sức khỏe 1 triệu đồng/năm; người có công được nuôi dưỡng được nâng mức ăn là 3 triệu đồng, chi phí khác 500.000 đồng/tháng.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có gần 800.000 người có công, bằng gần 10% tổng số người có công của cả nước, trong đó có gần 82.000 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.Các Trung tâm thường xuyên đổi mới công tác điều dưỡng cho người có công (ảnh minh họa)
Trên địa bàn thành phố hiện có 6 trung tâm chăm sóc, điều trị, nuôi dưỡng người có công, thân nhân người có công và nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Trung bình mỗi năm, các đơn vị tổ chức các đợt điều dưỡng luân phiên phục hồi sức khỏe cho 30.000-40.000 lượt người.
Trong quá trình điều dưỡng, người có công được chăm lo từ bữa ăn tới giấc ngủ, tham gia các sinh hoạt tập thể, văn nghệ, thể thao, vừa nâng cao sức khỏe, vừa sảng khoái tinh thần.
Trung tâm Điều dưỡng người có công số 3 Hà Nội được thành lập tháng 9/2009 và bắt đầu thực hiện điều dưỡng năm 2010. Nhiệm vụ của Trung tâm là tập trung, điều dưỡng, chăm sóc các đối tượng thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của thành phố Hà Nội. Luân phiên đón tiếp, khám chữa bệnh, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục dưỡng sinh và các hoạt động sinh hoạt tinh thần phù hợp… nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của người đến điều dưỡng.
Thực hiện công tác điều dưỡng người có công, ngay từ tháng 1 hằng năm, Sở LĐTB&XH Hà Nội, đã có hướng dẫn các đơn vị triển khai chính sách điều dưỡng trong năm. Các trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch, lịch trình, chương trình cụ thể của từng đợt điều dưỡng. Đồng thời, xây dựng thực đơn, lịch trình điều dưỡng phù hợp với đặc điểm của các quận, huyện, thị xã và nhu cầu của đối tượng.
Chất lượng các bữa ăn được cải thiện, cách trình bày và trang trí mâm cơm được chú trọng; phòng nghỉ được trang bị đầy đủ các vật dụng thiết yếu, đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ.
Các đối tượng đến điều dưỡng được Trung tâm kiểm tra sức khỏe ban đầu, chăm sóc, theo dõi, điều trị đối với các bệnh lý thông thường, lập chế độ ăn kiêng theo bệnh lý, cấp phát thuốc bổ, điều trị bằng thuốc đông y kết hợp vật lý trị liệu. Cùng với đó là được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phù hợp…
Theo Giám đốc Trung tâm Điều dưỡng người có công số 3 Hà Nội Vũ Văn Thu, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm đã thực hiện điều dưỡng được 28.000 lượt người có công và thân nhân của người có công trên địa bàn thành phố. Năm 2023, Trung tâm được giao chỉ tiêu điều dưỡng 3.420 người ở 7 quận, huyện: Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Quốc Oai, Hoài Đức, Ứng Hòa.
Trung tâm Điều dưỡng Người có công số 1 Hà Nội có 116 phòng với 248 giường. Qua 19 năm hoạt động, Trung tâm đã thực hiện điều dưỡng trên 50.000 lượt đại biểu người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Thực hiện Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND thành phố, năm 2023, Trung tâm được giao thực hiện đón và phục vụ điều dưỡng tập trung 3.465 lượng người có công; điều dưỡng tại gia đình theo nguồn kinh phí thành phố là 4.107 lượt người.
Đối với Trung tâm Điều dưỡng người có công số II Hà Nội, năm 2023 Trung tâm chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người có công”. Bởi thực tế, những năm qua Covid-19 nên có ảnh hưởng tới sức khỏe người cao tuổi.
Trước đây, trong quá trình điều dưỡng, người có công có thể tham gia các hoạt động dã ngoại, thì năm nay Trung tâm chú trọng vào chăm sóc sức khỏe. Trung tâm tổ chức thăm khám, xây dựng bệnh án, sau đó tổ chức các hoạt động hàng ngày (ngâm chân, tắm sục, ngồi trên máy massage, luyện tập trị liệu, thể dục thể thao) và tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho người có công.
Với việc thực hiện công tác điều dưỡng ngày càng chuyên nghiệp cũng như chính sách đặc thù của TP Hà Nội dành cho người có công là sự động viên khích lệ rất lớn, cũng như có thêm kinh phí để họ chăm sóc bản thân, sống lâu sống khỏe, tiếp tục các hoạt động giúp ích cho quê hương đất nước./.
Hồng Hà
Từ khóa:
-
Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo
24-11-2024 08:01 44
-
Trao hỗ trợ sửa chữa nhà ở tới người có hoàn cảnh khó khăn huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang)
23-11-2024 18:50 59
-
Ông Nguyễn Văn Khang - Thành công kinh doanh gắn liền với tấm lòng nhân ái
22-11-2024 18:34 22
-
Sơn La: Năm 2024 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 11,1%
07-11-2024 11:57 49
-
Tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh
21-11-2024 11:06 29
-
Đắk Nông: Phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024
21-11-2024 08:58 53
- Chi nhánh NHCSXH Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ đồng bào khó khăn sau bão
- Khánh thành và bàn giao công trình xây dựng nhà nội trú cho ngôi trường tại huyện vùng cao Bắc Mê
- Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh