Hà Tĩnh: Đẩy mạnh trợ giúp đột xuất người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai
(LĐXH)- Tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thống kê thiệt hại do cơ bão số 4 gây ra để triển khai các biện pháp trợ giúp kịp thời cho người dân bị ảnh hưởng, đảm bảo sớm ổn định cuộc sống.
Thực hiện Văn bản của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn bản của UBND tỉnh về việc khắc phục hậu quả do bão số 4; trên cơ sở báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và báo cáo của 13/13 huyện, thành phố, thị xã, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh đã tổng hợp, báo cáo công tác chỉ đạo, ứng phó, tình hình thiệt hại và kết quản khắc phục do bão số 4.
Theo đó, trước tình hình diễn biến phức tạp của bão và mưa, lũ, ngày 24/9/2022, UBND tỉnh đã ban hành Công điện chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung ứng phó; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh ban hành Công điện về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 4 và mưa, lũ; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã tổ chức thường trực 24/24 giờ tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh các giải pháp và ban hành các Văn bản đề nghị các địa phương, đơn vị ứng phó với bão và mưa lũ. Đồng thời, UBND tỉnh đã giao Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về diễn biến của mưa, lũ đến các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để kịp thời chỉ đạo; hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã liên tục thông báo diễn biến mưa, lũ đến tận người dân biết chủ động phòng tránh.
Ngoài ra, đồng chí Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đi kiểm tra chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thiên tai tại các huyện Hương Khê và Hương Sơn và Nhà máy thủy điện Hố Hô. UBND tỉnh đã tổ chức họp khẩn để tập trung triển khai ứng phó bão số 4 và mưa lũ; yêu cầu các đơn vị, địa phương theo dõi sát tình hình diễn biến thời tiết, sẵn sàng mọi phương án, kế hoạch ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho nhân dân và thành lập các Đoàn do đồng chí Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn tổ chức kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với bão và mưa lũ tại 13/13 huyện, thành phố, thị xã.
Lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng tổ chức thường trực 24/24h với 100% quân số sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi tình huống xảy ra. Tại huyện Hương Sơn, trong đêm ngày 28/9 và rạng sáng ngày 29/9 các lực lượng đã tổ chức sơ tán 31 hộ có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn tại các xã 2 Sơn Kim 2, Sơn Hồng, Sơn Lâm, Sơn Bình, Sơn Tiến, An Hòa Thịnh và Sơn Bằng.
Tặng quà người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 4
Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh tổ chức thường trực 24/24h, theo dõi, cập nhật, nắm chắc tình hình mưa, lũ, kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh xử lý cấp bách các tình huống ứng phó với mưa, lũ và chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện.
Sở Giáo dục và Đào tạo và Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn, Hương Khê, Đức Thọ căn cứ vào diễn biến của mưa, lũ đã thông báo cho các trường học, các cơ sở giáo dục đào tạo chủ động cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh mưa, lũ. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn; Sở Giao thông-Vận tải, Công an tỉnh đã cử cán bộ phối hợp với các địa phương túc trực tại các ngầm, tràn, các khu vực thường dễ xảy ra tai nạn, các điểm có nguy cơ bị ngập lụt sâu, đặc biệt là ngập lụt trên Quốc lộ IA đoạn qua Xuân Lam, huyện Nghi Xuân. Các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ đã trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp để ứng phó với diễn biến của mưa, lũ.
Theo thống kê, về tình hình thiệt hại: Toàn tỉnh có 02 người dân bị thương ở huyện Hương Khê; 19 nhà bị tốc mái, thiệt hại dưới 30%; 1.965 nhà bị ngập, trong đó 1.935 nhà bị ngập dưới 1m, 30 nhà bị ngập từ 1-3m. Về hạ tầng kinh tế xã hội: Thủy lợi, giao thông: Có 0,45km đê; 1,8km kè; 8,19km kênh mương; 13 cống và 15 đập bị sạt, hư hỏng. Có 0,23km đường giao thông Trung ương; 4,24 km đường giao thông tỉnh, huyện, xã bị sạt lở; 8 cầu giao thông bị hư hỏng.
Về giáo dục, y tế: Có 16 điểm trường; 3 cơ sở y tế bị ảnh hưởng; Về điện lực: Có 25 cột điện cao thế, trung thế, 70 cột điện hạ thế bị đỗ, gãy; 5,77km dây điện bị đứt. 2.3. Về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản: 161,8ha diện tích hoa màu, rau màu; 187,2ha diện tích trồng cây hàng năm; 0,5ha diện tích trồng cây lâu năm; 15,61ha diện tích cây ăn quả tập trung bị ngập, hư hỏng; 2.016 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 73,9 ha diện tích nuôi cá truyền thống bị thiệt hại. Tổng thiệt hại ước tính 220,451 tỷ đồng.
Để hỗ trợ người dân sớm khắc phục hậu quả thiệt hại do mưa lũ gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công điện về việc khắc phục hậu quả mưa lũ. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh đã trực tiếp xuống cơ sở, bám sát địa bàn phụ trách để kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó và khắc phục thiệt hại; yêu cầu các địa phương, đơn vị rà soát, báo cáo thiệt hại do bão số 4 và mưa, lũ gây ra; đề xuất nhu cầu hỗ trợ khắc phục hậu quả để kịp thời đề ra các giải pháp khắc phục nhằm sớm ổn định cuộc sống cho người dân. Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Văn bản về việc rà soát, thống kê tình hình thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ lương thực do mưa, lũ.
Sau khi nước rút, chính quyền và người dân các địa phương cùng với lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tổ chức xử lý môi trường; sửa chữa, vệ sinh nhà cửa, trường học, trạm xá và khắc phục hậu quả.
Đến thời điểm hiện nay, tất các các điểm trường bị ảnh hưởng do mưa, lũ đã hoạt động dạy học bình thường, các cơ sở khám chữa bệnh đã sẵn sàng khám chữa bệnh cho người dân. Các sở, ngành, địa phương triển khai các công việc cụ thể như sau: Sở Giao thông vận tải huy động lực lượng của toàn ngành khắc phục xong các vị trí sạt lở taluy trên tuyến Quốc lộ, các tuyến Tỉnh lộ đảm bảo giao thông thông suốt từ ngày ngày 04/10/2022. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các đơn vị huy động cán bộ xuống từng địa bàn chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung điều tiết, mở hết tất cả các công tiêu thoát lũ, khơi thông các trục tiêu để tiêu úng; chỉ đạo tiêu độc khử trùng môi trường, nước sạch, hạn chế lây lan các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm và thủy sản,... để ổn định sản xuất, đảm bảo dân sinh sau mưa, lũ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo rà soát, thống kê tình hình thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ lương thực do mưa, lũ để kịp thời hỗ trợ bà con sau mưa lũ. Tỉnh đoàn đã chủ động chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai Đội Thanh niên tình nguyện tại chỗ ra quân vệ sinh môi trường, thu dọn rác thải, chùi rửa khuôn viên nhà văn hoá, trường học, địa điểm công cộng; khơi thông cống, rãnh thoát nước, hỗ trợ các mô hình kinh tế thanh niên, người có hoàn cảnh khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ. UBND các huyện, thành phố, thị xã đã huy động lực lượng của địa phương phối hợp với lực lượng tăng cường từ các cơ quan, đơn vị tổ chức tiêu độc khử trùng, dọn dẹp cảnh quan, thu gom rác thải trên toàn địa bàn; vớt rác trên hệ thống các cống dưới đê, các cống trên hệ thống sông; vệ sinh bùn đất 4 trên các tuyến đường; khắc phục tạm thời các điểm sạt lở đường, lề đường./.
Hồng Phượng
Từ khóa:
-
Thái Nguyên: Chú trọng quản lý các công trình ghi công liệt sĩ
15-11-2024 18:15 50
-
Quận Cầu Giấy: Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
15-11-2024 17:18 24
-
Huyện Phú Lương phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn
02-11-2024 16:33 08
-
Hơn 250 đại biểu dự Hội nghị quốc gia về thực hiện Đề án 161 do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh
14-11-2024 15:18 23
-
Thanh Trì: Tập huấn Bình đẳng giới trong tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội
14-11-2024 15:17 59
-
Hà Nội: Lan toả tinh thần “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”
14-11-2024 14:13 55