Trên cơ sở các văn bản của các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Hậu Giang đã ban hành và triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án, chương trình trợ giúp xã hội trên địa bàn, quan tâm lồng ghép công tác người khuyết tật vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều ban hành quyết định thành lập/kiện toàn Hội đồng xác định mức độ khuyết tật đúng, đủ thành phần theo quy định. Đồng thời, tổ chức hoạt động bảo đảm theo quy định tại Điều 16 Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ năm 2011 - 2020, tỉnh đã xác định và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho 21.135 lượt người khuyết tật, trong đó: Mức độ đặc biệt nặng: 7.211 người; Mức độ nặng: 11.874 người; Mức độ nhẹ: 2.050 người. Số người khuyết tật trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 12/2020 là 15.890 người.
Tặng quà cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú, ngành Y tế tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn cộng tác viên truyền thông giáo dục sức khoẻ ấp, khu vực tuyên truyền hướng dẫn người khuyết tật tự chăm sóc sức khỏe tại nhà, giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; hướng dẫn phục hồi chức năng cho 3.686 người khuyết tật. Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng; lập hồ sơ theo dõi sức khỏe 7.891 người khuyết tật. 100% người khuyết tật được trợ cấp xã hội hàng tháng, đang nhận trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng đều được cấp thẻ BHYT.
Trong công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật, 75/75 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có triển khai hoạt động về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; 100% trạm y tế có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Công tác hỗ trợ, cung cấp công cụ, dụng cụ cho người khuyết tật được quan tâm triển khai thực hiện từ nguồn ngân sách hoặc vận động từ các tổ chức trong vào ngoài tỉnh. Trong 10 năm đã hỗ trợ cho nhiều lượt người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.
Song song với đó, tỉnh Hậu Giang cũng triển khai các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật như: Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Trung tâm Y tế, chính quyền địa phương để khảo sát, điều tra, thống kê, tổng hợp số trẻ khuyết tật và lập hồ sơ trẻ khuyết tật; sẵn sàng tiếp nhận học sinh khuyết tật (có khả năng học tập) vào học hòa nhập. Tạo điều kiện cho học sinh khuyết tật được học tập, vui chơi và bình đẳng như những học sinh khác.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng công tác dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật, giúp họ ổn định cuộc sống. Hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều phối hợp với các đơn vị có liên quan có kế hoạch rà soát nhu cầu được đào tạo nghề của người khuyết tật, trên cơ sở đó chủ động tham mưu UBND tỉnh phê duyệt định mức hỗ trợ và tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm cho người khuyết tật/gia đình người khuyết tật bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa nhằm tạo điều kiện cho người khuyết tật/gia đình người khuyết tật tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngoài ra, công tác trợ cấp xã hội hàng tháng cho người khuyết tật và các chính sách hỗ trợ kèm theo (BHYT, mai táng phí), trợ cấp hàng tháng cho gia đình, cá nhân nhận kinh phí chăm sóc người khuyết tật được quan tâm triển khai thực hiện. Bảo đảm 100% người khuyết tật, người chăm sóc người khuyết tật đủ điều kiện trợ cấp, có nhu cầu được trợ cấp xã hội hàng tháng đều được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng và các chính sách hỗ trợ kèm theo. Giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh Hậu Giang đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho khoảng 1.155.773 lượt người khuyết tật, số tiền trên 554.518 triệu đồng; hỗ trợ kinh phí cho 399.753 lượt người chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật, số tiền trên 92.660 triệu đồng; hỗ trợ mai táng phí cho khoảng 8.423 trường hợp, kinh phí 37.171 triệu đồng; 100% người khuyết tật đang nhận trợ cấp xã hội hàng tháng đều được cấp thẻ BHYT. Công tác tiếp nhận, chăm sóc người khuyết tật Trung tâm Công tác xã hội tỉnh bảo đảm theo quy định. Từ khi thành lập Trung tâm đến nay, đã hỗ trợ trên 11.716 triệu đồng cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật; ngoài ra UBND tỉnh còn phê duyệt chủ trương mua sắm máy móc, thiết bị y tế, dụng cụ phục hồi chức năng phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật, kinh phí gần 5.000 triệu đồng.
Hàng năm, căn cứ các Kế hoạch trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, Sở Tư pháp chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước triển khai các hoạt động như khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý của người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Qua 10 năm triển khai thực hiện, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã thực hiện được 324 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, tổ chức được 90 cuộc trợ giúp pháp lý ngoài trụ sở theo phiếu khảo sát về nhu cầu trợ giúp pháp lý của người dân và 126 cuộc truyền thông về trợ giúp pháp lý tại các xã, ấp thuộc vùng kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn của tỉnh, thông qua đó đã tư vấn pháp luật tại chỗ 4.290 trường hợp và phát trên 20.000 tờ thông tin pháp luật, thông tin về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cho 15.577 lượt người dân, trong đó có 149 người khuyết tật tham dự.
Theo Sở Lao động – TBXH tỉnh Hậu Giang, sau 10 năm thực hiện Luật Người khuyết tật, công tác trợ giúp xã hội cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh rất quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để triển khai thực hiện tốt Luật Người khuyết tật. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền được cải tiến thông qua nhiều loại hình thức thiết thực, hiệu quả, góp phần chuyển tải kịp thời các quy định của Luật Người khuyết tật đến các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Từ đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân đối với người khuyết được nâng lên, gia đình người khuyết tật quan tâm, chăm sóc người khuyết tật. Các cấp, các ngành đã thực hiện lồng ghép vấn đề khuyết tật vào kế hoạch phát triển của địa phương và của ngành mình. Công tác xác định mức độ khuyết tật và thực hiện các chính sách trợ giúp người khuyết tật được triển khai thực hiện đồng bộ, đặc biệt là việc thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, trợ giúp y tế, giáo dục, dạy nghề. Trong thời gian tới, tỉnh đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất đưa nội dung hỗ trợ mai táng phí cho các trường hợp người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Xem xét, bổ sung việc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật nhẹ. Đồng thời, đưa vào danh mục một số dụng cụ hỗ trợ thiết yếu cho người khuyết tật vào hạng mục do bảo hiểm chi trả.
Hồng Phượng
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Ninh Thuận: Đa dạng các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo
09-01-2025 15:38 18
-
Chiếc Jaecoo J7 PHEV Nguyễn Xuân Son được tặng có gì đặc biệt?
09-01-2025 15:37 47
-
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
07-01-2025 14:55 59
-
Cục Người có công tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2024
06-01-2025 20:34 23
-
Cô sinh viên hộ nghèo xây nhà báo hiếu bố mẹ ở tuổi 24
07-01-2025 09:06 13