Hiệu quả công tác phòng chống xâm hại trẻ em ở Ninh Bình
(LĐXH)- Thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Ninh Bình, tính từ ngày 01/7/2019 đến 30/6/2021, tổng số trẻ em bị xâm hại toàn tỉnh là 40 em, gồm: 38 trẻ em bị xâm hại tình dục, 01 trẻ bị bạo lực và 01 trẻ em bị bỏ rơi.
Qua đánh giá, tình hình xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn diễn biến phức tạp. Việc xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn mà ngay ở thành phố hoặc trung tâm huyện vẫn diễn ra tình trạng này. Phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.
Nếu trước đây, đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp và xâm hại trẻ em. Hiện nay, các đối tượng xâm hại tìm cách tiếp cận, dụ dỗ, mua chuộc trẻ em, lợi dụng mạng Intenet, mạng xã hội để tiếp cận, lừa gạt và thực hiện hành vi xâm hại...
Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn là sự thiếu hụt các thiêt chế văn hóa, điểm vui chơi cho trẻ em; tình trạng cha mẹ đi làm ăn xa phải để con ở nhà, tự trông lẫn nhau hoặc nhờ người khác trông coi; nhiều trò chơi, phim, ảnh trên mạng intenet, mạng xã hội có tính chất bạo lực, khiêu dâm chưa được quản lý chặt chẽ... tác động vào nhận thức và hành vi của cả người lớn và trẻ em.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cũng còn nhiều hạn chế, khó khăn; sự xuống cấp về đạo đức xã hội trong một bộ phận người dân dẫn tới lệch chuẩn về hành vi. Tình trạng lạm dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác chưa được ngăn chặn hiệu quả… đều tiềm ẩn nguy cơ thiếu an toàn đối với trẻ em.
Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh sẽ góp phần phòng chống xâm hại trẻ em
Trong đó, để trang bị cho các em các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, phòng tránh bị xâm hại và bạo lực, từ tháng 6 năm 2020 đến nay, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Ninh Bình phối hợp tổ chức 12 diễn đàn với trẻ em nhằm cung cấp cho các em những kiến thức về quyền, bổn phận của trẻ em; nhận biết, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; nâng cao nhận thức, hiểu biết cho các em về phòng tránh tai nạn thương tích, phòng tránh xâm hại, bạo lực với sự tham gia của gần 1.500 trẻ em thuộc 12 xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tổ chức 25 cuộc tư vấn trực tiếp tại cộng đồng tuyên truyền về Luật Trẻ em; kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; phòng tránh tai nạn, thương tích; phòng tránh xâm hại, bạo lực trẻ em tại 25 xã, phường, thị trấn với sự tham gia của gần 4.000 cán bộ và nhân dân.
Ngoài ra, các cơ quan liên quan trong tỉnh cũng đã tổ chức hàng trăm buổi tuyên tuyền nhằm trang bị các kiến thức và kỹ năng sống cho học sinh để có thể tự phòng ngừa bảo vệ mình trước sự xâm hại của tội phạm, phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em…
Nhiều năm qua, bên cạnh xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng chống xâm hại trẻ em, tỉnh Ninh Bình còn tăng cường công tác cung cấp, tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo nhằm tố giác nguy cơ và hành vi xâm hại trẻ em. Kết quả, từ 01/7/2019 đến 30/6/2021, cơ quan chức năng trong tỉnh đã tiếp nhận 40 tin báo, tố giác về xâm hại trẻ em, trong đó: hiếp dâm trẻ em 09 tin, dâm ô trẻ em 10 tin, giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 19 tin, bạo lực trẻ em 01 tin và 01 tin bỏ rơi trẻ em. Các cơ quan chức năng đã xác minh, làm rõ 40/40 tin, ra quyết định khởi tố 39 vụ, 39 bị can; 01 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được làm thủ tục cho gia đình nhận nuôi trên địa bàn.
Tiếp đó, công tác hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại được thực hiện theo quy định. Sau khi tiếp nhận thông tin trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại, Chủ tịch UBND xã chỉ đạo cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, công an xã triển khai xác minh thông tin, xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em, xây dựng và triển khai kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại. Trong trường hợp trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan công an triển khai các biện pháp ngăn chặn các hành vi đe dọa hoặc gây tổn hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của trẻ em. Đồng thời, tổ chức tư vấn khám sức khỏe, điều trị về tâm lý, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tiếp tục tới lớp, tới trường hòa nhập cộng đồng; đối tượng xâm hại trẻ em được cơ quan chức năng điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật…
Đến nay, nhờ triển khai kịp thời và hiệu quả công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, Ninh Bình đã tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em toàn tỉnh được hưởng các quyền cơ bản như chăm sóc sức khỏe, học tập, vui chơi giải trí, được bảo vệ phòng tránh bị xâm hại, bạo lực...
Chí Tâm
Từ khóa:
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà Tết Ất Tỵ đối tượng chính sách khó khăn huyện Lý Nhân
10-01-2025 08:02 32
-
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Dành những điều tốt nhất đối với người có công bằng trách nhiệm tri ân
10-01-2025 07:04 56
-
Hoa quả Phương Toản tặng bánh chưng cho khách hàng dịp Tết Nguyên đán 2025
09-01-2025 18:18 06
-
Yêu cầu các địa phương báo cáo về nhu cầu và kinh phí hỗ trợ nhà ở cho người có công trước 15/1
08-01-2025 13:40 25
-
Yên Bái phấn đấu xóa trên 2.200 nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
07-01-2025 15:07 35
-
Thị trường mỹ phẩm cận Tết Nguyên Đán: 'Thật giả lẫn lộn'
07-01-2025 14:55 59
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46