Hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi giúp người dân Thuận Châu thoát nghèo
Như thường lệ, cứ vào ngày mùng 5 hàng tháng, Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu lại đến nhà văn hóa xã Chiềng La để mở phiên giao dịch. Từ rất sớm đại diện của 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác với NHCSXH và 12 tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của xã đã có mặt để cùng với các cán bộ làm công tác tín dụng tiến hành rà soát, phê duyệt đơn xin vay vốn và thu lãi và giải ngân các khoản vốn vay. Để nâng cao chất lượng giao dịch và rút ngắn thời gian giao dịch tại xã, phòng giao dịch đã phối hợp với các tổ chức Hội cấp huyện chỉ đạo các cơ sở hội thực hiện nghiêm các nội dung nhận ủy thác; các tổ chức Hội nhận ủy thác cấp xã giám sát chặt chẽ các Tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội mình quản lý để đảm bảo việc đôn đốc trả nợ gốc, thu lãi tiền vay và thu tiền gửi được thực hiện một cách có hiệu quả.
Anh Cà Văn Ngoãn, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bản Lốm La, xã Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La nói: Hiện nay, tôi quản lý 33 tổ viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn, với vai trò là tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tôi đã tuyên truyền vận động những hộ vay nộp lãi và tiết kiệm hàng tháng đúng theo định kỳ của tổ tiết kiệm và vay vốn đã xây dựng quy ước hương ước tại nhà văn hóa bản Lốm La. Nhìn chung các hộ đã sử dụng vốn vay đúng mục đích phát triển kinh tế xã hội, hiện nay tổ tiết kiệm và vay vốn đến nhà văn hóa đúng ngày 30 hàng tháng để trả tiền lãi và tiền tiết kiệm đầy đủ theo quy ước hương ước của tổ vay vốn.
Với số tiền 20 triệu đồng để trả gốc cho Ngân hàng CSXH huyện Thuận Châu tại phiên giao dịch tháng 8/2020 tại xã Chiềng La, ông Lò Văn Họa, bản Chiềng La rất vui vì 5 năm trước nhờ nguồn vốn ưu đãi đối với hộ cận nghèo của NHCSXH, gia đình ông Họa đã dùng số tiền này để đầu tư mua cá giống về nuôi và hàng tháng tiết kiệm để trả lãi, gốc cho ngân hàng. Đến nay, gia đình ông Họa đã thoát nghèo và ổn định cuộc sống.
Ông Lò Văn Họa – Bản Chiềng La, xã Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La chia sẻ: “Trước đây, tôi vay của các hộ trong xã lãi cao. Từ khi được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay gia đình cũng đã bớt vất vả đi nhiều hơn. Hôm nay gia đình tôi đã tiết kiệm và trả gốc cho Ngân hàng Chính sách 20 triệu, gia đình mình có nguồn thu từ bán cá trâu bò và gia đình đã tiết kiệm từng năm 1 để trả góp đến đủ thời hạn của Ngân hàng Chính sách cho vay.
Để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng được thụ hưởng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả kinh tế, tổ giao dịch xã tổ chức họp giao ban với chính quyền, các đơn vị nhận ủy thác và Tổ trưởng các Tổ tiết kiệm và vay vốn để hướng dẫn nghiệp vụ sổ sách, triển khai các chủ trương, chính sách mới, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn liên quan đến vấn đề thu nợ gốc, lãi... Khi có nguồn vốn để giải ngân, các bản họp bình xét công khai, các hộ đăng ký vay vốn đều phải đưa ra các phương án sản xuất để sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Những tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch covid – 19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến lao động việc làm, đời sống của nhân dân, vì vậy nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh của người dân là rất lớn, vì vậy, Ngân hàng CSXH huyện đã cố gắng từ các nguồn vốn xoay vòng để giải ngân cho các hộ vay vốn, tập trung giải quyết cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, giải quyết việc làm.
Chị Lò Thị Sương, bản Chiềng Cang, xã Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La cho biết: “Hôm nay tôi rất vui vì được vay vốn của NHCSXH huyện Thuận Châu với số tiền 50 triệu đồng, gia đình tôi sẽ dùng số tiền này để phát triển kinh tế gia đình và cũng mong gia đình sớm thoát khỏi hộ nghèo”.
Việc NHCSXH đặt điểm giao dịch cố định tại các xã đã tạo thuận lợi cho bà con trong quá trình giao dịch. Đặc biệt, qua hoạt động của Điểm giao dịch, người dân được gặp gỡ, chia sẻ, hướng dẫn cách sử dụng vốn, kinh nghiệm sản xuất nên đã phát huy được hiệu quả vốn vay. Tính đến nay, toàn xã Chiềng La có trên 400 hộ được vay vốn với tổng dự nự hơn 13 tỷ 490 triệu đồng. Nguồn vốn vay chủ yếu để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thủy sản, trồng cây cà phê, cây ăn quả đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã hàng năm từ 3-4%/năm.
Ông Quàng Văn Chánh – Bản Lả Lốm, xã Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La cho hay: “Trước đây gia đình tôi là hộ nghèo được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 40 triệu đồng gia đình tôi đã mua được 3 con bò sinh sản đã giúp gia đình phát triển kinh tế ngày một khấm khá và đã thoát nghèo. Mong muốn của gia đình là ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh để mở rộng trang trại cho khang trang hơn và rộng hơn để phát triển kinh tế gia đình”.
Còn Ông Quàng Văn Bảo – Chủ tịch UBND xã Chiềng La, Thuận Châu, Sơn La cho biết: “Sau khi nhận được vốn vay Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo các các hội ủy thác phân công phụ trách các hộ theo dõi đôn đốc các hộ sử dụng vốn vay vay theo hợp đồng đã ký kết với ngân hàng. Nguồn vốn tập trung vào các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo Ủy ban nhân dân xã kiến nghị với Ủy ban nhân huyện và ngân hàng Chính sách tăng nguồn vốn cho bà con nhân dân với nguồn vốn trên 50 triệu để bà con xây dựng trang trại trại to và lớn để tăng thu nhập cho bà con”.
Còn tại xã Mường Khiêng, một xã nghèo của huyện Thuận Châu, hiện nay xã này đã có 833 hộ được tạo điều kiện vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với tổng dư nợ hơn 20 tỷ đồng thuộc các chương trình cho vay: Dân tộc thiểu số theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo; học sinh sinh viên khó khăn; nước sạch vệ sinh môi trường, nhà ở; giải quyết việc làm. Từ nguồn vốn vay, các hộ luôn có ý thức làm ăn, phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hộ gia đình anh Quàng Văn Thành – Bản Luống, xã Mường Khiêng vốn là một hộ nghèo, do điều kiện đất sản xuất ít, mặc dù chịu khó đi làm thuê, nhưng cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Với số tiền 30 triệu đồng vay của Ngân hàng CSXH huyện gia đình anh đã đầu tư mua được 2 con bò về nuôi đã giải quyết việc làm cho 1 lao động trong gia đình. Cùng với làm nương, làm ththêm hàng ngày gia đình anh đã tích lũy tiền để dựng ngôi nhà sàn 5 gian, rộng 120 m2, với số vốn vay 25 triệu đồng từ nguồn vốn cho vay làm nhà ở với lãi suất 3%/năm, được vay trong thời gian 15 năm. Gia đình anh Thành đã có ngôi nhà khang trang để ở, có tư liệu sản xuất đã giúp gia đình có thêm nhiều động lực phát triển kinh tế gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững. Anh Quàng Văn Thành – Bản Luống, xã Mường Khiêng, Thuận Châu, Sơn La nói: “ Gia đình tôi rất vui mừng vì với nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện đã giúp gia đình tôi có hướng làm ăn phát triển kinh tế gia đình, tôi còn được chia sẻ kinh nghiệm làm ăn từ các hộ được vay vốn đã thoát nghèo, cách sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tôi bây giờ chịu khó đi làm thuê làm mướn, vợ tôi trồng cỏ nuôi bò nhốt chuồng. Gia đình tôi sẽ cố gắng phát triển đàn bò lên và phấn đấu thoát nghèo”.
Hộ gia đình bà Lò Thị Yên bản Kềm, xã Mường Khiêng cũng là một ví dụ điển hình khi đã thoát nghèo năm 2019, trên cơ sở nhu cầu vốn vay của các hộ trong bản, gia đình và Yên đã được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 25 triệu đồng để đầu tư nuôi bò sinh sản từ chương trình hộ mới thoát nghèo, nguồn vốn này đã giúp gia đình tiếp tục mở rộng chuồng trại chăn nuôi. Hiện gia đình bà có 5 con bò, 1 con trâu, 2 con dê và 2 con lợn nái. Bà Lò Thị Yên tâm sự:: Tổ tiết kiệm vay vốn của bản thường xuyên lên kiểm tra hướng dẫn để thực hiện sử dụng nguồn vốn và và nộp lãi thu lãi theo quy định của tổ. Hàng tháng, tổ trưởng sẽ đưa lên loa phát thanh của bản để các hộ vay vốn tập trung tại nhà văn hóa của bản thu tiền lãi, tiền tiết kiệm. Gia đình tôi cũng chấp hành tốt nội quy quy ước của tổ đến hạn nộp lãi, tiết kiệm hàng tháng đầy đủ.
Hiện nay, phòng giao dịch có 29 điểm giao dịch tại tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Ban đại diện Hội đồng quản trị - NHCSXH huyện gồm 40 thành viên, trong đó 11 thành viên là thuộc các cơ quan, ban ngành của huyện và 29 Chủ tịch các xã, thị trấn; toàn huyện cũng có 116 thành viên đại diện thuộc 4 tổ chức hội làm nhiệm vụ ủy thác; 533 tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhiệm vụ theo dõi được gắn trách nhiệm cho từng thành viên, từng tổ chức hội, họ thường xuyên kiểm tra, giám sát các hộ được vay vốn sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích. Đơn vị cũng cử cán bộ tín dụng và Tổ trưởng thường xuyên đến từng gia đình để thông báo cũng như đôn đốc các hộ đóng lãi, gửi tiết kiệm. Riêng đối với những hộ đã đến hạn trả nợ gốc sẽ được thông báo trước ngày giao dịch từ 2 đến 3 tháng để chuẩn bị từ đó đã giảm tỷ lệ nợ quá hạn, trả lãi quá hạn xuống mức thấp nhất. Hiện, dư nợ quá hạn là 294 triệu đồng bằng 0,05%/ tổng dư nợ.
Anh Nguyễn Duy Hùng – Tổ trưởng Tổ kế hoạch nghiệp vụ, Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết: Đối với công tác bình xét cho vay, trước khi bình xét cho vay các đối tượng có tên trong danh sách thụ hưởng được các cấp thẩm quyền phê duyệt, chúng tôi được ủy ban nhân dân xã và 4 tổ chức chính trị rà soát phân loại thành 3 đối tượng đó là đủ lượng đủ điều kiện vay vốn đối tượng chưa đủ điều kiện vay vốn và đối tượng không đủ điều kiện vay vốn. Ngoài ra để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả chúng tôi kiểm tra trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Sau 30 ngày chúng tôi thực hiện kiểm tra tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng kỳ họp đột xuất theo kế hoạch kiểm tra của phòng giao dịch.
Ông Quàng Văn Hỏa – Phó Chủ tịch UBND xã Mường Khiêng, Thuận Châu, Sơn La chia sẻ: Để không bị lãi tồn và nợ quá hạn ủy ban cùng phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, tổ trưởng đến tận nhà và con đến ngày tháng trả lãi bà con sử dụng đúng mục đích phát triển kinh tế xã hội xóa đói giảm nghèo ổn định đời sống, bà con cũng biết hiểu được và đến hạn cũng đến nộp cho tổ trưởng sau đó đến ngày giao dịch Ngân hàng các tổ trưởng nộp lãi cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đúng quy định của nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng số khách hành trên địa bàn huyện là trên 2.000 lượt, các nguồn vốn vay đã giúp cho 1.183 lượt hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn được vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi được trên 2.400 con trâu, bò, ngựa; gần 1.200 con dê, gần 1.800 con lợn, trồng và chăm sóc trên 64 ha cây cà phê, cây chè, cây sơn tra...; giải quyết tạo việc làm và hỗ trợ việc làm cho 31 lao động; xây dựng các công trình nước sạch và nhà vệ sinh môi trường nông thôn với trên 680 công trình phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia; hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở được 427 hộ, cho vay mua thuê nhà ở xã hội 01 hộ, tạo điều kiện cho người dân có tiền mua sắm các công cụ, dụng cụ phát triển sản xuất...
Ông Nguyễn Quốc Khánh – Tiểu khu 1, thị trấn Thuận Châu, Thuận Châu, Sơn La phấn khởi: Đồng vốn trước đây ít thường thường vay chỉ được 20 đến 30 triệu nên khó khăn giai đoạn đó chúng tôi lại nuôi con ăn học đến bây giờ có dự án lớn chúng tôi vay được nhiều hơn hiện tại đã cải tạo lại chuồng trại và đàn lợn tương đối và dịch bệnh bây giờ cũng bớt và may cho gia đình chúng tôi năm vừa rồi giá cả lợn ổn định nên cũng phát triển được và trong những năm tới gia đình chúng tôi không mong muốn Ngân hàng Chính sách cũng luôn đồng hành cùng với chúng tôi tạo điều kiện cho các hộ gia đình giống như chúng tôi để phát triển kinh tế.
Hiện nay, NHCSXH huyện Thuận Châu đang triển khai thực hiện 15 chương trình cho vay ưu đãi với tổng dư nợ trên 568 tỷ 380 triệu đồng, đạt 98,4% kế hoạch, tăng 41 tỷ đồng so với 31/12/2019. Từ nguồn vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH đã tạo điều kiện cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có nguồn vốn sửa chữa nhà ở, xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn, phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập ổn định đời sống; các cháu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nguồn vốn cho vay ưu đãi của NHCSXH đã được đầu tư đúng đối tượng thụ hưởng, phát huy hiệu quả góp phần vào thực hiện chương trình Quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm trên địa bàn huyện.
Ông Lê Xuân Tuyền – Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Thuận Châu, Sơn La cho biết: Để nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội được phát huy hiệu quả tốt nhất thì phòng ngân hàng giao dịch chính sách ngân hàng xã hội huyện Thuận Châu đã chủ động tham mưu cho huyện ủy Ủy ban nhân dân và ban đại diện ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu nhằm tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Đồng thời phòng giao dịch đã thường xuyên bằng nắm cơ sở từ đó rà soát thực trạng và nhu cầu của người dân để có phương pháp phù hợp với các ban ngành nhằm hỗ trợ người dân trong phương pháp phương án sản xuất kinh doanh để có hiệu quả đồng vốn được phát huy tốt nhất và người dân có sự phát triển kinh tế của cách tốt nhất.
Có thể khẳng định, các chương trình tín dụng ưu đãi mà Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thuận Châu triển khai trong thời gian qua đã và đang phát huy được hiệu quả tích cực, có tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn, tạo điều kiện để họ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng với huyện thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững./.
Hồng Sâm
Từ khóa:
-
Huyện Phú Bình: Tích cực, chủ động thực hiện chính sách ưu đãi người có công
10-01-2025 19:53 53
-
Quảng Nam: Năm 2024, tỷ lệ giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo đạt 58%
10-01-2025 19:53 48
-
BHXH TP.HCM không tổ chức làm việc ngoài giời vào sáng 11/1/2024
10-01-2025 19:53 38
-
Bắc Giang: Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại
09-01-2025 12:18 09
-
Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thủ đô: Quyết tâm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025
09-01-2025 12:13 45
-
Bác sĩ tí hon cao 90cm được vợ cõng đi chữa bệnh cho hơn 2.000 người
09-01-2025 08:39 32
English Review
Many important results in vocational training in Vietnam
English Review | 07-01-2025 14:13 46