Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bao gồm cả trẻ em khuyết tật luôn được Đảng, Chính phủ Việt Nam quan tâm thông qua việc sớm phê chuẩn 02 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và quyền người khuyết tật. Chúng ta đã có những điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để đáp ứng tốt hơn quyền của người khuyết tật nói chung và quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng. Đặc biệt, tại Điều 35 Luật trẻ em 2016 một lần nữa quy định các quyền của trẻ em khuyết tật bao gồm cả chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa thể thao và quyền tham gia.
Theo báo cáo của 55/63 tỉnh/thành phố, cả nước có 202.085 trẻ khuyết tật, chiếm 0,7% trẻ em. Tuy nhiên theo bà Nguyễn Thị Y Duyên, đại diện tổ chức UNICEF, số liệu thống kê này không khớp và chắc chắn còn rất ít so với tính toán của Tổ chức Y tế thế giới. Đặc biệt, các dạng khuyết tật liên quan đến tâm bệnh chưa được quan tâm và thống kê đầy đủ; khảo sát từ các địa phương, nhiều số liệu liên quan hầu như không được báo cáo cụ thể như tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em khuyết tật, lạm dụng trẻ em khuyết tật (lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động...).
Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, mặc dù đã có nhiều nỗ lực để đáp ứng về cơ bản quyền của trẻ khuyết tật song hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế vì chính sách của chúng ta thiêng về bảo trợ và giáo dục hòa nhập mà chưa quan tâm nhu cầu, quyền tiếp cận cộng đồng của các em; công tác quản lý đối tượng để nắm bắt số lượng, nhu cầu của trẻ em khuyết tật hạn chế, mới chỉ giới hạn trẻ em khuyết tật nặng hoặc nhóm trẻ em khuyết tật thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; các dịch vụ xã hội mới đáp ứng nhu cầu cơ bản là sống còn, tổn tại mà chưa thật sự quan tâm nhu cầu phát triển của trẻ, nhất là tại các gia đình nghèo, ở những vùng sâu, vùng xa, vấn đề này còn bất cập hơn nhiều; công tác quản lý, phối hợp giữa các lĩnh vực chưa chặt chẽ, hài hòa.
Đồng quan điểm đánh giá về thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội của trẻ khuyết tật, ông Glenn-King, đại diện CRS cho rằng các dịch vụ trợ giúp trẻ khuyết tật tại Việt Nam còn rải rác, do các kênh ngành dọc điều phối, thiếu sự kết nối, thiếu vắng hệ thống chính sách sức khỏe, giáo dục toàn diện cho trẻ em khuyết tật.
Trước thực tế đó, cần có một để án để thực hiện tốt hơn chính sách, quy định của pháp luật nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật, thúc đẩy khả năng tự lập, hòa nhập cộng đồng của trẻ, hướng tới phát triển hài hòa, tối đa cho trẻ khuyết tật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được Chính phủ giáo soạn thảo Đề án Hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ xã hội tại cộng đồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Được sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế, các Bộ ngành liên quan, lần đầu tiên Dự thảo đã được đưa ra thảo luận lấy ý kiến của các chuyên gia. Theo đó, thông qua việc triển khai các hoạt động, các giải pháp đồng bộ, dự thảo Đề án hướng tới mục tiêu mọi trẻ em khuyết tật được chăm sóc toàn diện, được sử dụng các dịch vụ xã hội tại cộng đồng nhằm hỗ trợ và đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật./.
Đăng Doanh
-
Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương về đánh giá 30 năm thực hiện Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh
19-11-2024 20:08 22
-
Hành trình gieo mầm tri thức của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương
19-11-2024 16:12 29
-
Ninh Thuận phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
18-11-2024 15:03 39
-
Huyện Lục Nam (Bắc Giang) hoàn thành hỗ trợ 38 nhà ở cho người có công
06-11-2024 10:25 08
-
Tác động của chính sách hỗ trợ ưu đãi giáo dục đối với học sinh nghèo ở Định Hóa
16-11-2024 17:15 30
-
Generali Việt Nam được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần thứ 5 liên tiếp
15-11-2024 22:32 18