Hòa Bình: Nguồn vốn vay tín dụng chính sách giúp hàng chục nghìn người vươn lên thoát nghèo
(LĐXH) - Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tín dụng chính sách xã hội đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã của địa phương.
Theo báo cáo của chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình, tổng nguồn vốn đến 31/8/2022 đạt trên 4.087 tỷ đồng, tăng gần 20 lần so với năm 2003. Thông qua nguồn vốn chính sách đã có trên 644.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH. Nguồn vốn chính sách đã giúp trên 116.000 lượt hộ thoát nghèo theo từng giai đoạn; tạo việc làm cho trên 32.000 lao động; xây dựng trên 21.000 ngôi nhà cho hộ nghèo; xây dựng trên 182.000 công trình nước sạch và công trình vệ sinh; 40.000 HSSV được vay vốn trang trải chi phí học tập; 1.100 lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động…
Giai đoạn 2017 đến tháng 12/2021, hệ thống chi nhánh NHCSXH tỉnh Hòa Bình đã cho 173.286 lượt khách hàng vay vốn, với doanh số cho vay là 5.247 tỷ đồng để phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm. Trong đó có 39.609 lượt hộ nghèo, 29.817 lượt hộ cận nghèo, 13.746 lượt hộ mới thoát nghèo vay vốn. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020) giảm từ 36,14% xuống còn 15,21% so với đầu giai đoạn.
Qua đó, góp phần quan trọng cho công cuộc giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ phủ khắp các phường, xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trở thành “đòn bẩy” giúp hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn trực tiếp chung tay góp sức thực hiện hiệu quả thiết thực nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo của Nhà nước và địa phương.
Bên cạch đó, kết quả trên còn thể hiện vai trò quan trọng của chương trình vay vốn tín dụng chính sách và đánh giá là một điểm sáng trong chương trình giảm nghèo, là giải pháp hữu hiệu để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Hòa Bình. Tín dụng chính sách xã hội đã được cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện, qua đó đã gắn kết Nhân dân với chính quyền địa phương, gắn kết các hội, đoàn thể với hội viên hơn. Nguồn vốn đã tác động tích cực đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, An ninh – Quốc phòng, đảm bảo an toàn và trật tự xã hội.
Thời gian tới, tỉnh Hòa Bình sẽ tiếp huy động tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình vay vốn tín dụng chính sách. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao vai trò Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với hoạt động chính sách tín dụng…
Lê Minh
-
Nhân rộng các mô hình giảm nghèo ở Mỹ Xuyên
25-11-2024 16:34 53
-
Phát triển năng lực trẻ em - Hành động vì tương lai
25-11-2024 16:34 23
-
Thị xã Hồng Lĩnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững
25-11-2024 16:34 03
-
Phụ nữ Nam Định với phong trào "Đền ơn đáp nghĩa"
25-11-2024 11:17 09
-
Đắk Nông: Chú trọng nâng cao năng lực, giám sát và đánh giá Chương trình giảm nghèo
25-11-2024 11:16 03
-
Thành phố Phổ Yên với công tác “Đền ơn đáp nghĩa”
06-11-2024 11:21 52