Hỏi - Đáp về Chính sách bảo hiểm thất nghiệp
(LĐXH)- Để giúp quý độc giả tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) thông tin, giải đáp những thắc mắc về các quy định trong chính sách, trình tự thực hiện BHTN…
Câu 1: Quyền và trách nhiệm của Trung tâm dịch vụ việc làm được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm có quyền:
- Từ chối yêu cầu hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và quản lý Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm:
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề cho người lao động theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, theo dõi, cập nhật các thông tin của người lao động liên quan đến việc hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, năm và báo cáo đột xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của người lao động, tổ chức công đoàn và cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ, bảo quản hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp và giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định.
- Tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 2: Quyền và trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời
1. Theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì tổ chức bảo hiểm xã hội có quyền:
- Kiểm tra việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động và người sử dụng lao động.
- Từ chối yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
- Hằng năm thông báo cho từng người lao động thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.
- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia và thu bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp.
- Cung cấp thông tin về việc tham gia và đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cho trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn (trừ Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân).
- Chi trả trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Dừng chi trả các khoản trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế đối với người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện trích từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện việc chi phí quản lý đúng thời hạn và đủ số tiền phải chuyển theo quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm thất nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm thất nghiệp; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc tham gia, đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động yêu cầu.
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ 06 tháng, trước ngày 31 tháng 7 và hằng năm trước ngày 31 tháng 01 báo cáo Bộ Tài chính và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đầu năm và của năm trước.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
PV - PBHTN
Từ khóa:
-
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
12-10-2024 21:23 59
-
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
05-10-2024 15:32 35
-
Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
29-08-2024 09:51 00
- Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
- Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
- 5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
-
Giám đốc doanh nghiệp lừa đảo hơn 18 tỉ đồng
06-12-2023 08:58 45
-
Cảnh báo về việc mạo danh Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngành Bảo hiểm để lừa đảo
15-11-2023 18:37 55
-
10 tháng năm 2023: Ngành Hải quan phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ khoảng 2,7 tấn ma túy các loại
04-11-2023 19:15 54