Câu 2: Bà Dương Thị Nội quận Hà Đông - Hà Nội hỏi: Quyền và trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào?
Trả lời:
1. Theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
- Ban hành quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Thẩm định và phê duyệt phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và duy trì việc làm; thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ và theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quy định.
- Theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP nêu trên thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 06 tháng, hằng năm và đột xuất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan về bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và tham gia nghiên cứu khoa học về bảo hiểm thất nghiệp.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Câu 3: Ông Hoàng Văn Liên quận Thanh Khê - TP Đà Nẵng hỏi: Người lao động có được tham gia khóa đào tạo nghề đã diễn ra trước khi có quyết định về việc hỗ trợ học nghề không?
Trả lời
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP đã được sửa dổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 61/2020/NĐ-CP thì trường hợp người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện, người lao động vẫn được hỗ trợ tham gia khóa học nghề này nếu thời điểm bắt đầu đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù đầy đủ kiến thức của khoảng thời gian trước khi người lao động tham gia học nghề.
PV - PBHTN
-
Vượt đèn đỏ nhường đường cho xe ưu tiên không bị xử phạt
16-01-2025 15:55 25
-
Studio Ghibli: Nghệ thuật làm phim vượt thời gian
16-01-2025 11:07 53
-
Các trường hợp phương tiện giao thông bị từ chối kiểm định và cách xử lý
12-01-2025 09:54 12
-
Những lỗi vi phạm giao thông sắp bị phạt cao hơn gấp nhiều lần
31-12-2024 10:28 39
-
Từ 2025, thông báo phạt nguội sẽ được gửi qua ứng dụng VneTraffic
30-12-2024 11:01 10
-
Vụ TikToker Mr Pips lừa đảo: Thu giữ thêm xe sang, biệt thự
27-12-2024 08:28 36