Hỏi - đáp về chính sách hỗ trợ Covid-19 với lao động tại Hà Nội
(LĐXH) - Để giúp quý độc giả hiểu thêm về những vướng mắc thông tin cơ bản về chính sách hỗ trợ người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, Tạp chí Lao động và Xã hội phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội xin giải đáp những thắc mắc về các quy định trong chính sách hỗ người lao động trong dịch Covid-19.
Câu 1: Chị Lê Thị Tuyết làm nhân viên quán cafe tại Hà Nội. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên cơ sở nơi chị làm việc tạm dừng hoạt động từ ngày 7/7 đến nay. Chị Tuyết hỏi, chị có được nhận hỗ trợ của Chính phủ không? Nếu được thì cần thủ tục, giấy tờ gì?
Trả Lời:
Theo quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội thì người lao động làm việc trong hộ kinh doanh có ký hợp đồng lao động, có tham gia BHXH bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, chấm dứt hợp đồng lao động hiện chưa được hưởng chế độ hỗ trợ.
Ngày 13/8/2021, HĐND Thành phố đã có Nghị quyết số 15/NQ-HĐND quy định một số chính sách đặc thù của TP. Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Trong đó:
Hỗ trợ người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do hộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 và bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1, 2 Điều 13 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người.
Hỗ trợ người lao động làm việc tại hộ kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động do hộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp và bảo đảm điều kiện quy định tại Điều 21 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/người.
Câu 2: Bà Vũ Thị Thùy hiện đang giúp việc trong một gia đình tại Hà Nội. Do dịch Covid-19, bà đã tạm dừng công việc từ ngày 5/6. Bà Thùy hỏi, công việc trong gia đình như người giúp việc có thuộc diện được hỗ trợ như lao động tự do không?
Trả lời:
Tại Khoản 1 Điều 161, Khoản 1 Điều 162 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Những công việc người giúp việc trong gia đình đảm nhiệm bao gồm nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
Căn cứ quy định nêu trên, người lao động có thể đề nghị Hội đồng xét duyệt cấp xã xét duyệt đối với từng trường hợp cụ thể:
Nếu có đầy đủ các điều kiện như quy định trên thì người lao động giúp việc, người trông trẻ phải có giao kết hợp đồng lao động. Do đó không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo quyết định số 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Nếu người lao động thực hiện công việc giúp việc theo giờ là công việc không thường xuyên trong một gia đình thì được coi là tự làm và thực hiện hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
Câu 3: Anh Phạm Văn Dũng hiện là nhân viên cửa hàng dịch vụ chụp ảnh cưới tại Hà Nội. Do giãn cách và dịch bệnh số lượng khách cửa hàng ngày càng ít dẫn tới không đủ kinh phí để duy trì cho nhân viên, anh Dũng mất việc. Anh Dũng hỏi, công việc hiện anh đang làm có thuộc diện được hỗ trợ của Chính phủ không?
Trả lời:
- Đối với người lao động làm việc tại các hộ gia đình trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thuộc đối tượng hỗ trợ nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.
- Đối với người lao động làm việc tại các hộ gia đình trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.
- Đối với người lao động tự làm hoặc làm trong các hộ kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh (theo hướng dẫn tại mục I Công văn 4899/SLĐTBXH-VLATLĐ ngày 26/8/2021) nếu đáp ứng đúng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND Thành phố thì được xem xét hỗ trợ.
- Đối với người lao động là chủ, nhân viên làm trong các hộ kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh thì không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
Từ khóa:
-
Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường
18-10-2024 13:56 57
-
Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật 2024: Chung tay tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
12-10-2024 21:23 59
-
Bắt giữ, xử lý hơn 12,9 nghìn vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan
05-10-2024 15:32 35
- Công an TP. HCM triệt phá thành công đường dây mua bán trẻ sơ sinh quy mô lớn
- Ý kiến đa chiều xung quanh Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với rượu, bia và nước giải khát có đường
- Triển khai Chiến dịch Con Rồng Mê Kông 6 về chống buôn bán bất hợp pháp ma tuý, động vật, thực vật hoang dã
- 5 tháng đầu năm 2024, ngành Hải quan phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.256 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại
- Tổng cục Hải quan và Cơ quan Bảo vệ Biên giới Australia hội đàm song phương và ký Kế hoạch hợp tác điều tra
- Cần tiếp tục nghiên cứu đổi mới quy trình xây dựng văn bản qui phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
-
TPHCM: 13 đơn vị bốc thăm chọn người xác minh tài sản thu nhập năm 2024
29-02-2024 15:55 04
-
Giám đốc doanh nghiệp lừa đảo hơn 18 tỉ đồng
06-12-2023 08:58 45
-
Cảnh báo về việc mạo danh Tổng đài chăm sóc khách hàng của Ngành Bảo hiểm để lừa đảo
15-11-2023 18:37 55