Hội LHPN Việt Nam tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
(LĐXH)- Sáng 15/12, Hội LHPN Việt Nam đã tiến hành tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trong hệ thống Hội nhằm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của Luật, làm cơ sở cho việc đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách-pháp luật về Bình đẳng giới.
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn trong hệ thống Hội thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo từng nhiệm kỳ; trong đó, tập trung thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em gái; hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện; hỗ trợ phát triển kinh tế; xây dựng gia đình hạnh phúc và thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện, tham gia xây dựng luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới.
Trong 15 năm (2007-2022), Hội LHPN các cấp đã đề xuất được 956 chính sách/nội dung/vấn đề gửi tới các cơ quan có thẩm quyền; trong đó, nhiều đề xuất đã được ban hành thành chính sách, quy định, đề án/chương trình liên quan đến bình đẳng giới và phụ nữ, trẻ em.
Các cấp Hội thường xuyên cử đại diện tham gia các hoạt động quản lý nhà nước thông qua việc tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng các dự thảo Luật, văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, cơ chế, chương trình, đề án.
Riêng cấp Trung ương, từ năm 2012 đến tháng 6/2022, đã cử 390 lượt cán bộ tham gia các Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Tại địa phương, có 21.729 chính sách, cơ chế có Hội phụ nữ các cấp được mời tham gia xây dựng; gửi 83.339 văn bản góp ý của Hội.
Trung ương Hội cũng đã ký kết chương trình phối hợp với 30 Bộ, ngành, tổ chức; 63/63 tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp công tác giữa UBND và Hội LHPN cùng cấp, thiết thực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực thi luật; thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật; xây dựng, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ, trẻ em thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các bên về thúc đẩy bình đẳng giới…
Từ 2007 đến tháng 5/2022, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã vận động và thực hiện 206 dự án và khoản viện trợ tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, với tổng giá trị cam kết hơn 30 triệu USD từ cơ quan hợp tác phát triển nước ngoài, tập trung vào một số lĩnh vực nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ phát triển.
Đặc biệt, các cấp Hội đã chủ trì thực hiện được trên 13.767 đợt giám sát; tham gia/phối hợp thực hiện trên 9.150 đoàn giám sát liên ngành. Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp thông qua tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện, như: Ngày Gia đình Việt Nam, Ngày Quốc tế hạnh phúc; Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; Tháng hành động phòng, chống BLGĐ cũng như qua các phong trào thi đua, cuộc vận động, triển khai các đề án, dự án, chương trình phối hợp…
Đổi mới cách tiếp cận tuyên truyền thông tin đại chúng, đa dạng hóa và hiện đại hóa hình thức, nội dung và sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới theo xu hướng thị hiếu của các đối tượng, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền có hiệu quả trên không gian mạng; tăng cường truyền thông qua mạng xã hội. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trên các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; gia đình…
Bà Nguyễn Thị Minh Hương nhấn mạnh trong thời gian tới, Hội cần tập trung vào một số nội dung như: tiếp tục thực hiện truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, xóa bỏ những định kiến, khuôn mẫu về giới không chỉ cho hội viên phụ nữ mà cả cho chính cán bộ Hội các cấp; tuyên truyền tập trung cả ở đối tượng là nam giới ở các bộ ngành từ Trung ương tới địa phương.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chính sách ở các địa phương. Để có thể làm tốt những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Hội phụ nữ các cấp phải nắm bắt kịp thời tình hình phụ nữ; hiểu được các vấn đề đang đặt ra, về khoảng cách giới hiện nay.
Đặc biệt, phải có những căn cứ lý luận để lồng ghép giới; trong đó, thường xuyên cập nhật kiến thức, các kết quả nghiên cứu để gợi mở về những vấn đề về giới mới. Đồng thời, Phó Chủ tịch mong muốn tiếp tục nhận được sự đồng hành của các ban ngành đoàn thể và các tổ chức quốc tế nhằm tiến tới hoàn thiện các văn bản và thi hành Luật Bình đẳng giới một cách thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm./.
Hồng Minh
Từ khóa:
-
Trà Vinh chú trọng thực hiện công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy
22-12-2024 19:23 06
-
Hiệu quả Mô hình “Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động tại cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm”
22-12-2024 17:40 41
-
Phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giảm nghèo ở Vĩnh Châu
19-12-2024 16:47 02
-
Thái Bình: Hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp ở HTX Đại Đồng
19-12-2024 09:53 59
-
Phủ sóng thông tin giúp người dân ở Vĩnh Châu tiếp cận chính sách giảm nghèo ngày càng hiệu quả
05-12-2024 16:34 56
-
Long Phú thực hiên hiệu quả công tác giảm nghèo
20-11-2024 15:52 22
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00