Hội thảo “Quản lý tác động công nghệ đối với công việc, người lao động và mối quan hệ việc làm trong ASEAN”
(LĐXH) - Chiều ngày 2/11/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Ban thư ký ASEAN tổ chức Hội thảo “Quản lý tác động công nghệ đối với công việc, người lao động và mối quan hệ việc làm trong ASEAN” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của các đầu mối phụ trách Quan chức cấp cao về Lao động các nước thành viên ASEAN, Phó tổng thư ký ASEAN, đại diện các đối tác, doanh nghiệp trong ASEAN và Ban Thư ký ASEAN.
Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham gia Hội thảo cùng sự tham gia đại diện của các Cục, Vụ thuộc Bộ; đại diện trường Đại học Công đoàn, Đại học Lao động – Xã hội; đại diện Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các tổ chức NGOs, các doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm: Gojek Vietnam, Manpower Group Vietnam.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Lê Văn Thanh nhấn mạnh: Chúng ta đang sống trong một giai đoạn đột phá về công nghệ thông tin, internet, tự động hóa, phát triển dựa trên tri thức và trí tuệ nhân tạo. Theo đó, những tiến bộ vượt bậc về công nghệ đang và sẽ mang đến những tiến bộ vượt bậc về năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, công nghệ đang thay đổi bản chất của việc làm, tạo ra không chỉ những công việc mới mà còn cả những cách thức làm việc mới, làm thay đổi cấu trúc thị trường lao động và cả các mối quan hệ giữa người lao động, người sử dụng lao động và các nhà cung ứng dịch vụ cũng như vai trò của Nhà nước trong việc quản lý những thay đổi này. Các nước thành viên ASEAN cũng không nằm trong ngoại lệ đó.Sự xuất hiện của nền kinh tế dựa trên nền tảng công nghệ đã mở ra những cánh cửa cơ hội cho người lao động, cho phép họ chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn công việc của mình.
Tuy nhiên, những loại hình việc làm mới này cũng đồng thời gây ảnh hưởng nhiều đến việc đảm bảo an sinh xã hội và khả năng gia nhập tổ chức, thương lượng tập thể của người lao động. Những vấn đề mới này cần được điều chỉnh bởi những chính sách, quy định về lao động và việc làm để có thể giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới việc làm.“Trước bối cảnh đó, việc triển khai dự án của kênh lao động ASEAN về “Nghiên cứu khu vực về bản chất thay đổi của quan hệ việc làm dưới tác động của việc sử dụng công nghệ và tính phù hợp của luật pháp trong việc điều chỉnh các mối quan hệ việc làm” do Việt Nam chủ trì và cụ thể là bản báo cáo “Quản lý tác động của công nghệ đối với công việc, người lao động và mối quan hệ việc làm trong ASEAN” do các chuyên gia của Mạng JustJobs xây dựng là một dấu mốc quan trọng nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình công nghệ đang thay đổi thị trường lao động ASEAN như thế nào” -Thứ trưởng Lê Văn Thanh nêu rõ.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho rằng: Sự biến đổi nhanh chóng của đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế và xã hội, làm mất đi hàng triệu việc làm và đe dọa sinh kế của hàng triệu người lao động. Tuy nhiên, chính bối cảnh này cũng đã tạo ra sự thúc đẩy công nghệ và những hình thức làm việc mới phát triển với tốc độ phi thường làm biến bổi nền tảng số và tăng tốc độ ứng dụng những công nghệ và sáng kiến mới vào thế giới việc làm. Đây chính là thời điểm đề chúng ta tìm hiểu, khám phá những cách thức quản lý quan hệ lao động khi việc sử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng số ngày càng trở nên rộng khắp và thâm nhập tất cả mọi khía cạnh của đời sống. Bản thân cuộc Hội thảo ngày hôm nay cũng chỉ có thể thực hiện được bởi một trong những công nghệ đó. Và chính những sự phát triển này sẽ giúp chúng ta giành lại hàng triệu việc làm cho lực lượng lao động của chúng ta và giúp con người kết nối với nhau trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Thứ trưởng Lê Văn Thanh mong nhận được những chia sẻ, kinh nghiệm và kiến thức của các đại biểu tham dự Hội thảo và cũng hy vọng rằng bản báo cáo “Quản lý tác động của công nghệ đối với công việc, người lao động và mối quan hệ việc làm trong ASEAN” có thể trở thành một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nước thành viên ASEAN trong việc nắm bắt những thay đổi của thị trường lao động, đặc biệt dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Để từ đó chúng ta có thể xem xét đưa ra những khuyến nghị phù hợp nhằm xây dựng những mối quan hệ lao động hiệu quả, đưa kênh lao động ASEAN với những bước tiến phù hợp biến xu thế công nghệ trở thành cơ hội tạo việc làm thỏa đáng trong tương lai việc làm.
Tại Hội thảo, các đại biểu, đại diện của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự đã chia sẻ những kinh nghiệm, bài học và đưa các ý kiến về xu hướng và thực tế tác động của công nghệ đến việc làm, cũng như đưa ra những khuyến nghị phù hợp để xây dựng những mối quan hệ lao động hiệu quả trong ASEAN thời gian tới.
Nhân dịp này, Ban Tổ chức đã ra mắt bản báo cáo “Quản lý tác động của công nghệ đối với công việc, người lao động và mối quan hệ việc làm trong ASEAN” do các chuyên gia của Mạng JustJobs phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xây dựng. Đây là một dấu mốc quan trọng nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình công nghệ đang thay đổi thị trường lao động ASEAN./.
Đức Dương
Từ khóa:
-
Quận Hoàn Kiếm kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
21-12-2024 16:58 35
-
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN: Không ngừng nỗ lực và thích ứng để làm chủ tương lai
09-12-2024 18:03 28
-
Đồng Nai trang trọng tổ chức Lễ An táng liệt sĩ hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ
09-12-2024 15:16 06
-
Công bố báo cáo quốc gia 2024 về thực hiện Chính sách ở Việt Nam
28-11-2024 15:18 10
-
Quốc hội thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
27-11-2024 10:20 39
-
Cuộc thi Nhà lãnh đạo tương lai - The Future CEO (TFC) 2024 : Hành trình khai phá tiềm năng lãnh đạo thế hệ trẻ Việt Nam
26-11-2024 21:50 07
- Gặp gỡ nhóm người treo cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh nhà thờ Đức Bà ở Paris năm 1969
- Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Chiến thắng Bình Giã- mốc son lịch sử
English Review
International migrants are vital force in the global labour market
English Review | 19-12-2024 14:25 00