Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam: Tiên phong trong phát triển phong trào thể thao điện tử và các mô hình thi đấu thể thao thế hệ mới
(LĐXH)- Ngày 24/10/2024, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam nhiệm kỳ IV (2024-2029) chính thức diễn ra tại Hà Nội. Ông Đỗ Việt Hùng đã được tín nhiệm bầu là Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam nhiệm kỳ IV (2024-2029).
Sự kiện được tổ chức định kỳ nhằm tổng kết các hoạt động và thành tích mà ngành đạt được trong 04 năm vừa qua cũng như xác định phương hướng phát triển của ngành trong nhiệm kỳ tới.
Hiện tại, Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) hoạt động ở 03 mảng chính, gồm thể thao điện tử, thể thao thể chất số và vũ đạo thể thao giải trí. Các mảng thể thao này đều đang được thực hiện ổn định, tổ chức được nhiều giải phong trào cũng như gặt hái nhiều thành công tại các đấu trường lớn, điển hình là SEA Games 31 (năm 2022), SEA Games 32 (năm 2023), ASIAD 19 (năm 2023) và Thế vận hội của tương lai - Games of the Future (năm 2024).
Sau một nhiệm kỳ hoạt động, Ban Chấp hành Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam đã lãnh đạo, điều hành đúng chức năng, nhiệm vụ, triển khai các hoạt động theo tầm nhìn chiến lược được xây dựng tại Đại hội khoá III. Hội đã thực hiện vai trò đầu mối trong việc thúc đẩy phong trào chơi và tập luyện môn thể thao điện tử, vũ đạo thể thao giải trí phát triển rộng khắp, tổ chức thi đấu trong và ngoài nước, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho hướng dẫn viên, trọng tài, huấn luyện viên và một số công tác chuyên môn khác; thành tích thi đấu quốc tế đạt được nhiều kết quả cao rất đáng ghi nhận.
Đại hội cũng đánh giá cao sự tích cực của VIRESA trong công tác phát triển phong trào tập luyện, đào tạo, thi đấu thể thao điện tử và vũ đạo thể thao giải trí tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, đồng thời đã mạnh dạn, tích cực và chủ động tiên phong trong triển khai mô hình thể thao thể chất số, một mô hình thi đấu thể thao thế hệ mới rất tiềm năng và phù hợp với Việt Nam.
Tại Việt Nam, hiện nay thể thao điện tử đã trở nên phổ biến, trở thành một trong những môn thể thao được nhiều người ưa thích. Các câu lạc bộ thể thao điện tử chuyên nghiệp, phong trào đang được tổ chức và phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Các giải thể thao điện tử phong trào cũng đã được tổ chức rất thường xuyên và đang dần hoàn thiện cả về qui mô và chất lượng, hướng tới giải đấu chuyên nghiệp. Tại Việt Nam hiện có khoảng hơn 10 bộ môn thể thao điện tử phổ biến, có hệ thống giải đấu ở đủ các cấp độ từ giải cộng đồng, phong trào, giải sinh viên, bán chuyên và chuyên nghiệp với tổng cộng khoảng 40 Câu lạc bộ (Đội tuyển) chuyên nghiệp đã và đang hoạt động, tham gia thi đấu tại các giải đấu trong nước và quốc tế.
Hội đã phát triển, kết nạp thêm nhiều tổ chức hội viên hoạt động chính và đóng góp rất tích cực trong mảng thể thao điện tử như: Garena, VNG, VTC, Funtap, FPT, VTVlive, Viettel...
Nhằm phát triển theo hướng chuyên nghiệp, quy tụ các nguồn lực trong xã hội nhằm xây dựng, phát triển phong trào thể thao điện tử giải trí rộng khắp cả nước và nâng cao thành tích thi đấu của vận động viên Việt Nam tại đấu trường quốc tế, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế trong giai đoạn tới, Đại hội lần này đã thống nhất một số mục tiêu và định hướng cho nhiệm kỳ tới, cụ thể là :
- Củng cố và nâng cao vai trò của tổ chức xã hội nghề nghiệp quản lý thể thao điện tử và thể thao giải trí tại Việt Nam, đẩy mạnh công tác xã hội hóa và thu hút nhiều hơn nguồn lực tham gia, tạo thành sức mạnh tổng thể, hiện thực hoá các tiềm năng lớn và khả thi tại Việt Nam, tiên phong và đi đầu trong các phong trào thể thao thế hệ mới trên thế giới.
- Nâng cao thành tích ở cấp độ quốc gia, qua đó khẳng định vị thế của nền Thể thao điện tử và Thể thao giải trí Việt Nam với khu vực cũng như thế giới. Phát triển thể thao điện tử, thể thao thể chất số, vũ đạo thể thao giải trí rộng khắp trên toàn quốc, trong đó có hoạt động tại các trường học dành cho đối tượng học sinh, sinh viên, hướng tới mục tiêu đưa thể thao điện tử, thể thao thể chất số và vũ đạo thể thao giải trí vào các sự kiện lớn qui mô toàn quốc.
- Quy hoạch, đào tạo, phát triển đội ngũ trọng tài, huấn luyện viên; hình thành hệ thống thi đấu phong trào cũng như chuyên nghiệp, từ đó phát hiện và bổ sung lực lượng VĐV cho các đội tuyển quốc gia.
- Tăng cường hợp tác với các tổ chức thể thao điện tử, vũ đạo thể thao giải trí thế giới, châu lục và hợp tác song phương với các nước phát triển mạnh. Tiên phong, chủ động đăng cai để Việt Nam trở thành Trung tâm tổ chức các sự kiện quốc tế về thể thao điện tử của khu vực châu Á và thế giới.
Tại Đại hội, kết quả nhân sự cho nhiệm kỳ IV đã được xác định. Cụ thể, Đại hội bầu ra 41 ủy viên Ban Chấp hành và 13 ủy viên thường vụ. Ông Đỗ Việt Hùng đã được tín nhiệm cho chức danh Chủ tịch Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam nhiệm kỳ IV (2024-2029). Ngoài ra Đại hội cũng đã bầu ra 09 Phó Chủ tịch ./
Thảo Lan
Từ khóa:
Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam
Đại hội nhiệm kỳ IV
2024-2029
phát triển phong trào thể thao điện tử
mô hình thi đấu thể thao thế hệ mới
Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam Đỗ Việt Hùng
-
7 xu hướng du lịch mới năm 2025: Phụ nữ du lịch một mình lên ngôi
28-01-2025 15:19 43
-
Các nàng hậu Vbiz gợi ý áo dài diện Tết Ất Tỵ 2025
28-01-2025 08:28 02
-
Lê Dương Bảo Lâm lên gối với 'ông đồ' Châu Bùi trong bộ hình hài hước
27-01-2025 18:23 26
-
Loạt nghệ sĩ cầm tinh con rắn tài năng của showbiz Việt
26-01-2025 08:25 27
-
Cặp song sinh nhà Phương Oanh - Shark Bình hút 'fan' không thua b
25-01-2025 15:49 27
-
Những bộ phim không thể bỏ qua dịp Tết Ất Tỵ
25-01-2025 11:42 19
English Review
Economic recovery is losing steam, new ILO report says
English Review | 22-01-2025 09:10 31